P/B là gì? Cách tính P/B? Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

P/B là chỉ số tài chính dùng để so sánh giữa giá trị thị trường hiện tại của cố phiếu với giá trị sổ sách của nó. Thông qua chỉ số P/B, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được các mã cổ phiểu có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Vậy chính xác, P/B là gì? Cách tính P/B như thế nào? Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt? Mời các bạn cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

P/B là chỉ số tài chính dùng để so sánh giữa giá trị thị trường hiện tại của cố phiếu với giá trị sổ sách của nó. Thông qua chỉ số P/B, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được các mã cổ phiểu có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Vậy chính xác, P/B là gì? Cách tính P/B như thế nào? Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt? Mời các bạn cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

P/B là gì?

P/B là viết tắt của từ Price to Book, chỉ số này cho biết giá thị trường của cổ phiếu so với giá trị ghi trong sổ sách của cổ phiếu đó đang cao hơn bao nhiêu lần. 

Trước khi quyết định mua vào hay bán ra một cổ phiếu, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hệ số P/B. Bởi thông qua hệ số này, nhà đầu tư sẽ phán đoán được giá cổ phiếu hiện tại có đang bị định giá thấp hay cao hơn so với giá trị thực của nó hay không. 

Cách tính P/B

Chỉ số P/B được tính theo công thức sau:

Trong đó: 

  • Giá thị trường của cổ phiếu (Price – P): Đề cấp đến vốn hóa thị trường của công ty. Giá trị này được tính bằng giá cổ phiếu hiện tại nhân với số cổ phiếu đang lưu hành. 
  • Giá thị ghi sổ của cổ phiếu được tính như sau:

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book Value – B) = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành.)

Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu nếu công ty ngừng hoạt động ngay lập tức. Đây cũng chính là số tiền còn lại sau khi công ty thanh lý và thanh toán tất cả các khoản nợ phải trả.

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Chỉ số P/B cho chúng ta biết giá trị cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp. Cụ thể:

Chỉ số P/B thấp (P/B <1)

  • P/B thấp có thể là do cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị ghi sổ. Đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư mua vào.
  • Doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về tài chính, hoạt động kinh doanh… nên tài sản thực tế của doanh nghiệp thấp hơn so với phần ghi trong Bảng cân đối kế toán. Lúc này, nhà đầu tư nên hạn chế mua vào để không bị thua lỗ. 

Chỉ số P/B cao (P/B >1)

  • P/B cao do cổ phiếu của công ty đang được định giá cao so với giá trị ghi sổ. 
  • P/B cao do công ty có triển vọng phát triển tốt trong tương lai nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn,
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm, tài sản vô hình như bất động sản, bằng sáng chế….

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/B thấp không phải lúc nào cũng tốt. Bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: lợi nhuận, ngành nghề kinh doanh, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh… Chẳng hạn như, chỉ số P/B < 1 được xem là tốt đối với ngành công nghệ thông tin (ngành có nhiều tài sản vô hình), nhưng nó lại là tiêu cực đối với ngành dầu khí.

Một chỉ số P/B được đánh giá là tốt khi hội tụ yếu tố sau:

  • Chỉ số P/B càng cao càng tốt khi công ty đó đang có mức tăng trưởng cao
  • Chỉ số P/B không cần quá cao nếu công ty có ngành nghề kinh doanh thiên về chất lượng. Lúc này, chỉ số P/B chỉ cần trên mức 1. 
  • Chỉ số P/B thấp là tốt đối với các công ty có khả năng biến động thị trường lớn, ví dụ công ty xăng dầu. 

Nếu bạn là nhà đầu tư vừa mới tham gia thị trường, bạn nên chọn đầu tư vào các doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức 0.7 – 1.5. Bởi hầu hết các doanh nghiệp có P/B càng cao thì rủi ro càng lớn. Trong khi đó, các công ty có chỉ số P/B thấp, nếu không may công ty gặp phải biến động thì công ty đó sẽ có khả năng xoay xở nhanh hơn.  

Bên cạnh đó, nếu một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ở mức trung bình mà có chỉ số P/B cao thì nhà đầu tư cũng nên cân nhắc không nên mua vào cổ phiếu. 

Ví dụ về chỉ số P/B

Công ty A liệt kê tài sản có trị giá 10 tỷ đồng và nợ phải trả là 7,5 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán.

Như vậy, giá trị sổ sách của công ty được tính bằng = 10 – 7,5 = 2,5 tỷ đồng.

Công ty có 10.000 cổ phiếu đang lưu hành thì giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là = 2.500.000.000 / 10.000 = 250.000 đồng.

Giá trị thị trường của cổ phiếu là 300.000 đồng như vậy chỉ số P/B bằng 300.000/250.000 = 1.2.

Nhìn vào đây bạn có thể thấy nhà đầu tư cần bỏ ra số tiền gấp 1.2 giá trị được ghi trên sổ sách của công ty A để mua cổ phiếu của công ty A. 

Ưu – Nhược điểm của chỉ số P/B

Chỉ số P/B là chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để so sánh giá trị cổ phiếu hiện tại với giá trị được ghi chép trên sổ sách. Qua đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Tuy nhiên chỉ số P/B cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau: 

Ưu điểm:

  • Nhà đầu tư chỉ có thể dùng P/B để định giá đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ bởi chỉ số P/B thường có giá trị dương. 
  • So với EPS thì chỉ số P/B ít biến động hơn hẳn. Cùng một điều kiện biến động, EPS biến động rất lớn, khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc quan sát và đưa ra đánh giá. Trong khi đó P/B lại rất ổn định, nhà đầu tư sẽ dễ dàng quan sát và đưa ra phán đoán chính xác. 
  • Chỉ số P/B được nhà đầu tư ưu tiên sử dụng để phân tích và đánh giá các doanh nghiệp có khối tài sản lớn và thanh khoản cao như đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng… 
  • Chỉ số P/B hữu ích trong việc định giá các công ty dự kiến sẽ ngừng kinh doanh, phá sản.

fEPS

Nhược điểm:

  • Chúng ta ít gặp trường hợp công ty có giá trị sổ sách âm. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra, chỉ số P/B trở nên không hữu dụng khi ước tính giá trị của một công ty.
  • Chỉ số P/B có thể không so sánh được đối với các công ty đến từ các quốc gia khác nhau, có chế độ kế toán về tài sản khác nhau.
  • Chỉ số P/B có thể không so sánh được đối với các công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bạn không thể so sánh công ty trong lĩnh vực công nghệ (có ít tài sản hữu hình) với công ty trong lĩnh vực sản xuất, thi công xây dựng (có tài sản hữu hình lớn).
  • Đối với các công ty có tài sản vô hình như vốn tri thức, nhận thức về thương hiệu, lợi thế thương mại… có giá trị lớn so với tài sản trên bảng cân đối kế toán (Apple, Microsoft, Google, Facebook…) thì giá trị sổ sách là vô nghĩa và chỉ số P/B không thể sử dụng để định giá được.
  • Lạm phát và thay đổi công nghệ có thể khiến giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tài sản có sự khác biệt đáng kể. Trong trường hợp này, chỉ số P/B không phải là thước đo chính xác giá trị các khoản đầu tư của cổ đông.
  • Nhiều công ty vẫn sử dụng giá trị ghi sổ của cổ phiếu từ cách đây mấy năm. Do đó, giá trị ghi sổ này không phản ánh đúng giá trị trường hiện tại của tài sản. Ví dụ, mảnh đất mà công ty sử dụng từ 2 năm trước và tại thời điểm hiện tại có thể nó đã tăng lên gấp mấy chục lần. Do đó, ngoài việc sử dụng chỉ số P/B thì nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng thêm nhiều phương pháp phân tích khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó. 
  • Chỉ số P/B không đem lại hiệu quả khi nhà đầu tư sử dụng đánh giá các công ty đang có mức độ tăng  trưởng nhanh. 

Mối quan hệ giữa P/B và ROE

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số P/B. Các doanh nghiệp có ROE càng cao, thì P/B càng lớn. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư thường có xu hướng ủng hộ các công ty mang lại lợi nhuận tốt trên vốn chủ sở hữu. Kết quả là, họ sẵn sàng định giá cổ phiếu công ty cao hơn.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và chỉ số P/B đang thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành. Họ cho rằng, những công ty này đang bị định giá thấp và họ có thể kiếm được lợi nhuận thông qua việc mua vào cổ phiếu của công tỵ. 

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đọc đã nắm được P/B là gì, cách tính P/B cũng như cách sử dụng chỉ số P/B để đánh giá một cổ phiếu tiềm năng. Chúc bạn luôn có được những sự lựa chọn chính xác!