Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa & cách định giá cổ phiếu theo P/E

P/E là một trong những chỉ số tài chính được sử dụng để phân tích tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp và định giá cổ phiếu. Vậy chính xác chỉ số P/E là gì? Cách tính P/E như thế nào? Chỉ số P/E bao nhiêu thì tốt? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

P/E là một trong những chỉ số tài chính được sử dụng để phân tích tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp và định giá cổ phiếu. Vậy chính xác chỉ số P/E là gì? Cách tính P/E như thế nào? Chỉ số P/E bao nhiêu thì tốt? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số P/E là gì?

P/E là viết tắt của cụm từ “Price to Earning Ratio”, có nghĩa là tỷ lệ giá cổ phiếu trên thu nhập. Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Đây chính là mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu, hay bạn phải trả giá cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu là bao nhiêu.

Ví dụ: Cổ phiếu Alibaba vào tháng 12/2020 có P/E = 37.57. Như vậy, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 37.57$ để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu Alibaba.

P/E là chỉ số quan trọng dùng để định giá cổ phiếu, giúp nhà đầu xác định cổ phiếu đang được định giá cao hơn hay thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu đó. Nếu P/E thấp, chứng tỏ cổ phiếu đang bị định giá thấp. Ngược lại, nếu P/E cao thì giá cổ phiếu đang cao hơn so với lợi nhuận thu được.

Cách tính P/E

Chỉ số P/E được tính theo công thức sau:

Trong đó: 

  • Thị giá (Price): Giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường.
  • EPS là thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu, được tính như sau: EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu đã lưu hành. 

Khi tính chỉ số P/E, bạn có thể lấy Price trong bảng giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số EPS thì không phải doanh nghiệp nào cũng công khai. Và mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính chỉ số EPS khác nhau, dẫn đến có những giá trị P/E khác nhau:

  • P/E quá khứ: Chỉ số này thường được công khai trong báo chí, được tính dựa theo EPS dựa trên thu nhập thực tế trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 
  • P/E dự phòng: Chỉ số này thường được công khai trong báo cáo thu nhập doanh nghiệp với mức lợi nhuận tiềm năng theo kế hoạch dự kiến mà doanh nghiệp đề ra. 

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư:  Cụ thể như sau:

Với doanh nghiệp: 

  • Chỉ số P/E giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng kinh doanh của mình. Nếu P/E càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Trường hợp P/E thấp hoặc âm cho thấy doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp.
  • P/E giúp doanh nghiệp biết được mất bao nhiêu năm để kiếm đủ tiền trả cho giá trị hiện tại của cổ phiếu. Ví dụ P/E của cổ phiếu A năm 2018 là 10 lần, nghĩa là doanh nghiệp phải mất 10 năm hoạt động để trả đủ thị giá của cổ phiếu ở mức giá tại năm 2018. 

Với nhà đầu tư:

  • P/E cho nhà đầu tư thấy được giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. Hay nhà đầu tư phải trả cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu là bao nhiêu. Giả sử P/E của công ty A là 10, nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 10 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ công ty X.
  • Chỉ số P/E hỗ trợ nhà đầu tư định giá cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu X. Tuy nhiên cổ phiếu X đang không được giao dịch sôi động và nhà đầu tư muốn bán ra, nhưng không biết nên bán ở giá nào. Lúc này, nhà đầu tư hãy sử dụng chỉ số P/E được công bố với các loại cổ phiếu tương tự cổ phiếu X. Sau đó thực hiện nhân hệ số P/E với thu nhập của công ty để được giá của loại cổ phiếu đó. 
  • P/E là chỉ số giúp nhà đầu tư phân tích tiềm năng tăng trưởng của một công ty. Nếu tiềm năng tăng trưởng cao hoặc nếu có lợi nhuận tích cực cho cổ đông thì P/E sẽ cao. Ngược lại, nếu tăng trưởng thấp hoặc có vấn đề tài chính thì P/E sẽ thấp. Bạn có thể sử dụng chỉ số này để so sánh với các số liệu từ các công ty khác trong cùng ngành, hoặc so sánh với mức trung bình trong quá khứ, từ đó đánh giá hoạt động của công ty có tốt hay không.

 Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

P/E cao/thấp nói lên điều gì?

Chỉ số P/E cao/thấp sẽ mang đến các ý nghĩa khác nhau.

– Chỉ số P/E cao:

P/E cao chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đang được định giá cao hơn, nguyên nhân là do:

  • Các nhà đầu tư kỳ vọng doanh nghiệp sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tương lai, nên họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn. 
  • Những doanh nghiệp hàng đầu thường có giá cổ phiếu cao, dẫn đến P/E cao. Tuy nhiên, rủi ro đầu tư vào những loại cổ phiếu này rất thấp.
  • P/E cao cũng có thể là do doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khiến EPS thấp nên dẫn tới chỉ số P/E cao. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không nên mua vào.

Tóm lại, chỉ số P/E cao, không có nghĩa là bạn không nên đầu tư. Nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai thì bạn vẫn có thể mua cổ phiếu đó. Bởi nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì EPS chắc chắn sẽ cao và giá cổ phiếu của công ty cũng ngày càng tăng.

– Chỉ số P/E thấp:

P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp. Điều này có thể là do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, dẫn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng lên, khiến cho chỉ số P/E thấp. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể mua vào.
  • Doanh nghiệp có khoản lợi nhuận bất thường, chẳng hạn như thanh lý hay bán tài sản… Tuy nhiên, những khoản lợi nhuận này không bền vững, vì chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • P/E thấp cũng có thể là do các cổ đông nhận thấy doanh nghiệp không có tiềm năng phát triển nữa, nên  quyết định bán cổ phiếu để chốt lời, khiến giá cổ phiểu giảm => Dẫn đến P/E thấp. Lúc này, mặc dù P/E thấp nhưng giá cổ phiếu không được coi là rẻ nữa, bởi vì doanh nghiệp đó không có triển vọng phát triển trong tương lai.

P/E bao nhiêu thì tốt?

Để đánh giá chỉ số P/E bao nhiêu là tốt là điều rất khó, bởi chỉ số P/E chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tham chiếu với các đối thủ ở trong cùng điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh. Khi đó, chỉ số P/E càng thấp càng tốt.

Bên cạnh đó, khi đánh giá chỉ số P/E nhà đầu tư cần dựa trên các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, mức độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính và các điều kiện vĩ mô khác như: lạm phát, lãi suất, GDP của đất nước.

  • Tốc độ tăng trưởng: Nếu một công ty có tốc độ tăng trưởng 5-7% mà chỉ số P/E cao, chứng tỏ giá cổ phiếu của công ty đó đang bị định giá quá cao so với thu nhập.
  • Yếu tố ngành: P/E có sự khác nhau giữa các ngành nghề. Do đó, chỉ nên sử dụng P/E để só sánh giữa các công ty trong cùng ngành, cùng lĩnh vực với nhau. Ngoài ra, nhà đầu tư nên so sánh P/E của chính doanh nghiệp qua các thời kỳ.
  • Chu kỳ kinh doanh: Một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh doanh, khi đó biên lợi nhuận cao sẽ khiến chỉ số P/E thấp. Giả sử đúng lúc doanh nghiệp đang ở đáy chu kỳ kinh doanh thì chỉ số P/E cao. 

Ví dụ về chỉ số PE

Chỉ số P/E của công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VNM

Thông qua biểu đồ, nhà đầu tư có thể chỉ số P/E của Công ty VNM luôn duy trì ở mức cao qua các năm. Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu VNM với P/E cao vẫn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, bởi giá cổ phiếu VNM liên tục tăng kể từ khi niêm yết.

Chỉ số P/E của Công ty CP Đường Quảng Ngãi – QNS

Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ số P/E của CTCP Đường Quảng Ngãi là 9.91. Đây là mức P/E thấp, thậm chí còn thấp hơn chính nó trong quá khứ. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cổ phiếu QNS vẫn là một lựa chọn đúng đắn, bạn chỉ phải bỏ ra 9.91 đồng để thu về 1 đồng lợi nhuận

Chỉ số P/E của công ty CP Xây dựng FLC Faros – ROS

Từ biểu đồ có thể thấy công ty ROS rất cao là 94.57. Tuy nhiên, nếu quyết định đầu tư vào cổ phiếu của ROS bạn sẽ mất gần 95 năm mới có thể thu hồi được vốn. Nguyên nhân chỉ số P/E của công ty ROS cao là bởi EPS của doanh nghiệp quá thấp, chỉ khoảng 340 đồng/1 cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu có giá cao nhất là 31.950 đồng. 

Ưu – Nhược điểm của chỉ số P/E

Phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E được đánh giá là đơn giản và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể đối mặt với một vài nhược điểm nhất định. Cụ thể ưu, nhược điểm của P/E như sau:

Ưu điểm:

  • Công thức tính toán chỉ số P/E đơn giản, chỉ cần vài thao tác là bạn có thể tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp. Vì thế, chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường sử dụng để định giá cổ phiếu.
  • Chỉ số P/E phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ số EPS và tâm lý thị trường thông qua Price. Theo đó, giá cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai nếu EPS tăng (P/E không đổi), hoặc mức kỳ vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (P/E tăng). 

Nhược điểm:

  • Nhà đầu tư phải tìm được P/E ngành (hoặc doanh nghiệp cùng ngành) có mức độ tương đồng nhất định với doanh nghiệp đang muốn định giá. 
  • Công thức tính P/E dựa vào Price. Trong trường hợp thị trường bất ổn, giá cổ phiếu sẽ sai lệch và chỉ số P/E lúc này sẽ không còn chính xác. 

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Nhà đầu tư sẽ định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E khi muốn biết được giá cổ phiếu tại thời điểm cuối năm theo công thức như sau:

P = EPS dự phòng * P/EPS ngành

Trong đó:

  • P là giá tại thời điểm cuối năm. 
  • EPS dự phóng là giá trị kỳ vọng đạt được vào cuối năm được tính dựa trên những số liệu trong quá khứ, kế hoạch phát triển và tăng trưởng của công ty trong những năm tới. 
  • P/EPS ngành là giá trị P/E trung bình ngành. Chỉ số này thường được các công ty tài chính hoặc nhà đầu tư tính toán sẵn thông qua cách thu thập số liệu P/E toàn ngành rồi nhân với tỉ trọng vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp. 

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số P/E

Khi sử dụng chỉ số P/E bạn cần chú ý đến các lưu ý sau:

  • EPS âm thì việc tính toán P/E không có giá trị. 
  • Bạn nên lấy P/E trong một khoảng thời gian dài (tối thiểu là 3 năm) để tính toán lợi nhuận cổ phiếu chính xác nhất. 
  • Khi tính P/E, bạn cần lấy các thông tin về Price và EPS cùng một khoảng thời gian. 

Kết luận

Khi đầu tư vào cổ phiếu, việc xác định giá cổ phiếu rẻ hay đắt là vô cùng quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số P/E là gì và cách sử dụng chúng như một công cụ đắc lực trong đầu tư. Chúc bạn có chiến lược đầu tư thành công!