EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, dùng để so sánh mức thu nhập của các doanh nghiệp khi có sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế. Vậy chính xác Ebit là gì? Cách tính Ebit như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, dùng để so sánh mức thu nhập của các doanh nghiệp khi có sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế. Vậy chính xác Ebit là gì? Cách tính Ebit như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
EBIT là gì?
EBIT là viết tắt của từ Earning Before Interest and Taxes, có nghĩa lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các khoản lãi vay và thuế thu nhập.
Vai trò của Ebit chính là loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và thuế của các doanh nghiệp khác nhau. Ebit được dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh và hiệu suất lợi nhuận tiềm năng của một doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể sử dụng Ebit để so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng ngành và lựa chọn những dự án, doanh nghiệp có tiềm năng sinh lời cao.
Công thức tính Ebit
Ebit là chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, có 3 công thức tính Ebit phổ biến và bạn có thể sử dụng một trong 3 cách tính Ebit sau:
- EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
- EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
- EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Ví dụ về cách tính Ebit:
Doanh nghiệp ABC có tổng doanh thu là 100 triệu, chi phí hoạt động là 20 triệu, chi phí lãi vay là 30 triệu, lợi nhuận trước thuế là 50 triệu, thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải đóng là 40 triệu, lợi nhuận sau thuế là 10 triệu.
Như vậy, Ebit sẽ được tính như sau:
- EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 100 – 20 = 80 triệu đồng
- EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 50 + 30 = 80 triệu đồng.
- EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 10 + 40 + 30 = 80 triệu đồng.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho biết điều gì?
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) có nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể như sau:
- Với việc loại bỏ chi phí lãi vay và thuế, Ebit sẽ tập trung vào đánh giá khả năng tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
- Việc sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về hiệu suất hoạt động và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Ebit giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không. Bao gồm: khả năng kiểm soát các khoản chi phí, thanh toán nợ, nguồn vốn để duy trì và phát triển trong tương lai…
- Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng Ebit để so sánh các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
- Nhà đầu tư có thể kết hợp Ebit với các chỉ số tài chính khác như: ROE, ROA, ROS, EPS, P/E,… để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp chính xác hơn.
Ứng dụng của EBIT trong đầu tư
Chỉ số Ebit mang lại rất nhiều ý nghĩa quạn trọng nên nó được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư và phân tích tài chính. Một số ứng dụng của EBIT có thể kể đến như: sử dụng Ebit để tính toán Ebit Margin, khả năng thanh toán lãi vay, chỉ số EV/Ebit và mô hình Dupont 5 nhân tố. Cụ thể như sau:
1. Tính toán Ebit Margin
Ebit Margin là hệ số biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ số này được dùng để so sánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng năm hoặc so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Công thức tính Ebit Margin như sau:
Ebit Margin = Ebit/Doanh thu thuần
Nếu như chỉ số Ebit Margin luôn ở mức cao (trên 15%, duy trì đều đặn qua từng năm) thì chứng tỏ công ty đang hoạt động ổn định và có tình hình kinh doanh tốt.
2. Mô hình Dupont 5 nhân tố
Mô hình Dupont 5 nhân tố giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 5 nhân tố cấu tạo nên mô hình Dupont sẽ bao gồm:
- Hệ số gánh nặng thuế
- Hệ số gánh nặng lãi vay
- Ebit Margin
- Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân
- Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân.
Trong đó, Ebit được sử dụng để tính hệ số gánh nặng lãi vay (Hệ số gánh nặng lãi vay = Lợi nhuận trước thuế / EBIT) và Ebit Margin.
3. Tính toán tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi là chỉ số được dùng để đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh để trả lãi cho những khoản vay của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính tỷ số khả năng trả lãi:
Tỷ số khả năng trả lãi = Ebit/Chi phí lãi vay
4. Sử dụng Ebit để định giá cổ phiếu
Ngoài các ứng dụng trên, Ebit còn được dùng để định giá doanh nghiệp và cổ phiếu thông qua chỉ số EV/EBIT. Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị doanh nghiệp (EV) chia cho Ebit. Trong đó, EV là toàn bộ giá trị của doanh nghiệp không bao gồm tiền mặt.
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ số EV/EBIT được dùng để so sánh toàn bộ giá trị của doanh nghiệp với lợi nhuận Ebit kiếm được hàng năm hoặc so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành. Giá trị EV/Ebit càng thấp sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư.
Một số hạn chế của chỉ số EBIT
Khi sử dụng EBIT, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ một số hạn chế nhất định của chỉ số này.
- Kết quả chỉ mang tính chất tương đối: EBIT sẽ cho ra kết quả khác nhau nếu như có sự xuất hiện của các khoản khấu hao. Điều này khiến cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định chính xác chỉ số Ebit.
- Chỉ số Ebit khiến cho báo cáo tài chính của công ty có sự sai lệch kết quả. Ebit tự động loại bỏ các chi phí về lãi vay nên có thể làm tăng các khoản thu nhập tiềm năng của các công ty. Do đó, chúng ta có thể dễ bị nhầm lẫn và đề xuất tăng vốn huy động nợ khi không cần thiết.
- Ebit không đủ dữ liệu để quyết định về huy động nợ. Lãi suất tăng thì chi phí lãi vay cũng sẽ tăng theo. Khi đó, bạn không thể tiếp tục sử dụng chỉ số Ebit để quyết định đến vấn đề huy động nợ lớn trong bảng cân đối kế toán mà phải sử dụng đến các công cụ khác.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về khái niệm EBIT là gì, cách tính Ebit cũng như các ứng dụng của chỉ số này trong đầu tư. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp nhà đầu tư xác định được nguồn đầu tư tiềm năng, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của mình.