Return on Assets (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, viết tắt là ROA) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ROA sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vậy cụ thể, ROA là gì? Cách tính ROA như thế nào? Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Return on Assets (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, viết tắt là ROA) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ROA sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vậy cụ thể, ROA là gì? Cách tính ROA như thế nào? Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Return On Assets – ROA là gì?
ROA là viết tắt của từ Return On Assets trong tiếng Anh, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA là chỉ số dùng để do lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp hay khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số ROA cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư trong việc lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư. Bởi, thông qua ROA nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ hiệu của doanh nghiệp trong việc chuyển hoá vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đó càng hiệu quả.
Cách tính ROA
ROA được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản là tổng trị giá tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, xây dựng cơ bản dở dang và tài sản khác. Tổng tài sản được thể hiện trong bảng cân đối kế toán.
- Đơn vị tính của ROA là %
Ví dụ về cách tính ROA:
Để hiểu rõ hơn về cách tính ROA, mời các bạn theo dõi ví dụ sau: Công ty A có lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 2 tỷ đồng, tổng tài sản năm 2021 là 22 tỷ đồng.
=> ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản x 100% = 2 tỷ/22 tỷ x 100% = 9,09%.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA có ý nghĩa quan trọng đối với cả lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và các ngân hàng cho vay. Cụ thể như sau:
- Đối với chủ doanh nghiệp
– Dựa vào chỉ số ROA, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được số vốn bỏ ra để đầu tư và lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
– Chỉ số ROA cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Khi so sánh chỉ số ROA giữa các thời kỳ hoặc so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. Nếu ROA cao, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại, còn nếu ROA thấp lãnh đạo doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư
Chỉ số ROA cũng được các nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Khi so sánh chỉ số ROA của các doanh nghiệp trong cùng ngành, doanh nghiệp nào có ROA càng cao thì khả năng sinh lời càng tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ để biết doanh nghiệp đó có đang hoạt động tốt lên hay không.
- Đối với ngân hàng
Chỉ số ROA chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Hiện nay chưa có khẳng định giá trị cụ thể của ROA bao nhiêu là tốt. Để đưa ra đánh giá đúng về chỉ số ROA, cần xem xét các yếu tố sau:
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những đặc điểm khác nhau về tài sản. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, tài sản cố định lớn nên chỉ số ROA thường sẽ thấp. Với các doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin thì tài sản cố định thường không lớn, vì vậy chỉ số ROA thường sẽ cao. Vì vậy để đưa ra nhận định chính xác, cần so sánh ROA của các doanh nghiệp trong ngành với nhau.
Dưới đây là bảng thống kê chỉ số ROS trong năm 2020 của ba ngành khác nhau:
Tên công ty | Ngành | ROA (%) |
---|---|---|
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn | Vật liệu xây dựng | 3,50 |
Công ty cổ phần Chứng khoán VIX | Môi giới chứng khoán và hàng hóa | 16,92 |
Tập đoàn Dệt May Việt Nam | Sản xuất các sản phẩm may mặc | 1,73 |
Qua bảng trên cho thấy 3 doanh nghiệp thuộc 3 nghành khác nhau có sự chênh lệch ROA rất lớn. Do đó việc so sánh ROA của các công ty hoạt động ở các ngành khác nhau rất khó có thể đưa ra đánh giá doanh nghiệp nào quản lý tài sản tốt hơn .
- Giá trị ROA trung bình ngành
Bạn hãy tiến hành so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp so với trung bình ngành. Nếu chỉ số này cao hơn trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý tài sản tốt và ngược lại.
Tên công ty | ROA (%) |
---|---|
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn | 3,50 |
Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 | 5,98 |
Trung bình ngành: Xây dựng và vật liệu xây dựng | 3,84 |
Từ bảng trên cho thấy, ROA trung bình ngành xây dựng và vật liệu xây dựng trong năm 2020 là 3,84%.
– ROA của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là 3.5% < 3,84% => Chứng tỏ doanh nghiệp này quản lý tài sản chưa tốt.
– ROA của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 đạt 5,98% > 3,84% => Công ty đang quản lý tài sản tốt.
- Chỉ số ROA trong quá khứ
Nếu giai đoạn hiện tại, ROA cao hơn so với gian đoạn trước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng quản lý tài sản hiệu quả. Nếu ROA của doanh nghiệp vẫn cao nhưng có xu hướng giảm so với các năm liền kề trước thì chứng tỏ hiệu quả quản lý tài sản đang giảm sút.
Ví dụ: Bạn có thể theo dõi chỉ số ROA của công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn thuộc ngành: Sản xuất/ Sản xuất sản phẩm khoáng chất phi kim/ Sản xuất xi măng và các sản phẩm bê tông từ năm 2017 đến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
---|---|---|---|---|
ROA | 0,07 | 1,99 | 2,87 | 3,50 |
Từ bảng trên ta thấy, ROA của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2020. Trong đó, năm 2018 đạt 1,99%, cao hơn so với năm 2017 là 1,92%. Năm 2019 tiếp tục tăng 0,88% so với năm 2018. Năm 2020 tăng 0,51% so với năm 2019. Như vậy, ROA của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tăng liên tục qua các năm cho thấy hoạt động quản lý tài sản của Công ty ngày càng hiệu quả.
Tóm lại, việc xác định chỉ số ROA có tốt hay không cần phải được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra nhận định đúng đắn.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA
ROA và ROE đều là những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ROA và ROE có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và ROA được thể hiện theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA= Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
Công thức tính đòn bẩy tài chính là công cụ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá chính xác được khả năng sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa phần vốn được hình thành từ nợ vay và vốn chủ sở hữu.
- Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà đang sử dụng vốn vay bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt động kinh doanh và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số lưu ý khi sử dụng ROA
ROA là một chỉ số quan trọng, tuy nhiên khi sử dụng chỉ số này cần phải lưu ý những điểm sau:
- Trước khi đưa ra nhận định ROA của doanh nghiệp đó là tốt hay không, bạn cần chú ý đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, ROA của đối thủ trong ngành và ROA của doanh nghiệp trong quá khứ.
- Để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, bạn cần kết hợp phân tích ROA cùng ROE, ROS và đòn bẩy tài chính.
Kết luận
Bài viết trên đã đi sâu phân tích khái niệm ROA là gì, chia sẻ cụ thể cách tính ROA cũng như giúp bạn nhận định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt. Hi vọng những thông tin Trandervn chia sẻ sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt với mực tiêu của mình.