PEG là chỉ số được sử dụng phổ biến trong giới tài chính, dùng làm thước đo đánh giá giữa giá cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty. Vậy chính xác chỉ số Peg là gì? Ý nghĩa và cách tính Peg như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
PEG là chỉ số được sử dụng phổ biến trong giới tài chính, dùng làm thước đo đánh giá giữa giá cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty. Vậy chính xác chỉ số Peg là gì? Ý nghĩa và cách tính Peg như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chỉ số PEG là gì?
PEG (Price Earning to Growth) là chỉ số thể hiện mối liên hệ giữa P/E (Price to Earning ratio) và tốc độ tăng trưởng thu nhập (EPS) của một mã cổ phiếu nhất định.
Nhà đầu tư sử dụng chỉ số PEG nhằm mục đích định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu. Qua đó tìm ra những mã cổ phiếu đang bị định giá thấp để mua vào từ sớm.
Cách tính PEG
Công thức tính PEG như sau:
Trong đó:
- G là tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS dự kiến trong tương lai.
- P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Ví dụ: Giả sử công ty A có chỉ số P/E là 12, tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS dự kiến trong tương lai là 15%. Khi đó, chỉ số Peg = 12/15 = 0.8
Ý nghĩa của chỉ số PEG
Trong chứng khoán, chỉ số PEG có ý nghĩa cụ thể trong từng trường hợp sau:
- PEG = 1: Giá cổ phiếu tương đương với giá trị thực tế.
- PEG > 1: Giá cổ phiếu đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực tế.
- PEG < 1: Giá cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thực tế.
Giả sử công ty A có chỉ số P/E là 15 lúc này:
- Nếu G = 10% thì PEG = 1.5 => PEG >1: Cao hơn giá trị thực, bạn không nên mua vào mà nên bán ra.
- Nếu G = 15% thì PEG = 1 => PEG = 1: Bằng giá thị thực, bạn không nên mua hoặc bán cổ phiếu đi.
- Nếu G = 20% thì PEG = 0.75 > PEG <1: Thấp hơn giá thị thực tế, bạn nên mua vào cổ phiếu.
Chỉ số PEG bao nhiêu là tốt?
Từ ý nghĩa trên có thể thấy chỉ số PEG có giá trị càng nhỏ hơn 1 càng tốt. Đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể mua vào. Giá trị PEG càng cao hơn 1 thì nhà đầu tư nên bán ra để thu về lợi nhuận.
1. PEG = 1
Nếu P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau, lúc này PEG = 1. Điều này có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu tương đương với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư không nên thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán nào bởi lợi nhuận thu được không đáng kể.
Trên thực tế, trường hợp PEG = 1 là hiếm khi xảy ra, bởi giá cổ phiếu là luôn biến động theo nhiều yếu tố khác nhau như tin tức thị trường, tâm lý giao dịch của nhà đầu tư… Do đó mà chỉ số PEG luôn giao động quanh giá trị 1.
2. PEG < 1
PEG < 1 có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá thị thực tế. Lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ xuống tiền bởi tương lai họ có thể thu về lợi nhuận cao khi tốc độ tăng trưởng tăng cao. Như vậy có thể thấy PEG càng thấp càng tốt.
3. PEG > 1
Khi PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá thị thực tế. Hoặc cũng có nghĩa là các nhà đầu tư đang kỳ vọng cao hơn vào mức độ tăng trưởng nào đó của một loại cổ phiếu. Trường hợp PEG càng lớn hơn 1 thì càng không tốt để nhà đầu tư mua vào. Thay vào đó, nhà đầu tư nên bán ra để thu về lợi nhuận.
Cách xử lý khi PEG âm
PEG âm xảy ra khi P/E âm hoặc G âm, với từng trường hợp chúng ta sẽ có cách xử lý như sau:
1. PEG âm do P/E âm
P/E âm cho thấy doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nên thu nhập trên mỗi cổ phiếu là con số âm. Như vậy việc định giá cổ phiếu hay giá thị kinh tế trong trường hợp này không có ý nghĩa.
Do đó, khi P/E âm, nhà đầu tư không cần xem xét đến trường hợp này. Bởi chúng ta không thể bỏ ra một khoản tiền đầu tư để nhận lại một mã cổ phiếu có giá trị âm, hơn nữa các doanh nghiệp này cũng không có khả năng trả tiền để nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình.
2. PEG âm do G âm
Giá trị G âm biểu thị mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai thấp hơn mức độ tăng trưởng trong quá khứ. G âm sẽ xảy ra trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa ổn định.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong thời gian hoạt động, biến động của nền kinh tế vĩ mô, chu kỳ kinh tế…
- Do sự thay đổi của ngành như áp dụng công nghệ mới, chuyển mô hình kinh doanh…
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với đối thủ mạnh.
- Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ.
Khi G âm, việc mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ tồn tại nhiều rủi ro hơn. Lúc này, nhà đầu tư cần chú ý mức độ âm của G mạnh hay nhẹ. Bên cạnh đó nhà đầu tư cần đánh giá mức độ tăng trưởng của G từ 3 đến 5 năm như thế nào. Đồng thời nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng những chỉ số khác để tăng độ chính xác cho những quyết định của mình.
Một số lưu ý khi sử dụng PEG
Để vận dụng chỉ số PEG vào định giá cổ phiếu hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ số PEG chỉ đánh giá được một cách tương quan, chính vì vậy mà các nhà đầu tư nên kết hợp với những chỉ số khác để đánh giá chính xác hơn cũng như có cái nhìn chi tiết nhất về cổ phiếu tiềm năng dự định của mình.
- Tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu là rất khó ước lượng để cho kết quả chính xác tuyệt đối. Do đó, điều này làm ảnh hưởng đến độ chính xác của chỉ số PEG.
- Khi sử dụng chỉ số PEG, nhà đầu tư nên áp dụng cho việc phân tích cổ phiếu trong khoảng thời gian dài trong tương lai (từ 3 năm trở lên).
- Nếu PEG có G tăng quá cao thì nhà đầu tư không nên đầu tư vào những cổ phiếu có tỷ lệ PEG cao vì dễ dẫn đến nhiều rủi ro lớn.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin chi tiết về PEG là gì, ý nghĩa và những lưu ý khi sử dụng chỉ số này. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng công cụ PEG hiệu quả và mang về nhiều lợi nhuận trong tương lai.