IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) là chỉ số mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi đây là công cụ phân tích tài chính hiệu quả, giúp đánh giá khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ IRR là gì? Cách tính IRR như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tradervn để có cái nhìn tổng quát về chỉ số này.
IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) là chỉ số mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi đây là công cụ phân tích tài chính hiệu quả, giúp đánh giá khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ IRR là gì? Cách tính IRR như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tradervn để có cái nhìn tổng quát về chỉ số này.
IRR là gì?
IRR là viết tắt của cụm từ Internal Rate of Return, nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Khi phân tích dòng tiền chiết khấu, chỉ số IRR được sử dụng để làm tỷ lệ chiết khấu cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0.
IRR có vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định tài chính với mục đích đánh giá tiềm năng lợi nhuận của các khoản đầu tư. Một khi tính toán được IRR thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ dự đoán được tỷ suất lợi nhuận kép mà mình sẽ nhận được trong từng năm mà khoản đầu tư mang lại.
Cách tính IRR
Như đã phân tích ở nội dung trên, chỉ số IRR thường gắn liền với giá trị hiện tại ròng (NPV). Do đó, công thức tính IRR sẽ bao gồm các yếu tố sau: Tổng chi phí dùng cho việc đầu tư ban đầu, giá trị hiện tại ròng và dòng tiền thuần tại các thời điểm trong năm.
Công thức tính IRR như sau:
Trong đó:
- NPV là giá trị hiện tại ròng
- IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
- Co: Tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
- Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường tính theo năm)
- t: Thời gian thực hiện dự án
Nếu kết quả cho thấy IRR có mức độ hoàn vốn cao thì điều này cũng chứng tỏ khoản đầu tư có khả năng thực hiện tốt. Thông thường, người ta sẽ tính toán nhiều khoản đầu tư dựa trên chỉ số IRR, sau đó so sánh chúng với nhau và chọn ra khoản đầu tư tạo ra nhiều IRR nhất. Đây cũng chính là khoản đầu tư tiềm năng mà nhà đầu tư nên khai thác.
Trên thực tế, chỉ số IRR sẽ được tính toán thông qua các công thức được lập trình sẵn trong file excel và hạn chế tính toán theo các phương thức truyền thống. Xuất phát từ những sai số xuất hiện trong công thức này mà khả năng tính toán bằng tay không thể dễ dàng cho ra được một kết quả thực sự chính xác.
Ý nghĩa của tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Chỉ số IRR có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp:
- Ban giám đốc có thể sử dụng IRR để so sánh với các khoản đầu tư. Nếu kết quả IRR > 0 thì khả năng sinh lời của dự án là khả thi, ngược lại nếu IRR < 0 thì cho thấy khả năng sinh lời thấp. Từ việc tính toán IRR, chủ doanh nghiệp có thể quyết định nên tiến hành dự án nào và loại bỏ các khoản đầu tư nào để có thể tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp đặt ra một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cần thiết cho các khoản đầu tư. Khi một đề xuất được đưa ra, nếu như tỷ lệ IRR thấp hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu hoặc IRR thấp hơn chi phí vốn hoặc lãi suất thì đề xuất này sẽ không khả thi trên thực tế.
Đối với nhà đầu tư:
- Ước tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu.
- Tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn.
- Cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và lợi ích khi đầu tư vào bất động sản.
- Đánh giá khoản đầu tư vào công ty.
Ví dụ về chỉ số IRR
Chẳng hạn như, bạn có một khoản đầu tư và phân tích được chỉ số IRR của khoản đầu tư đó là 20% thì điều này chứng tỏ rằng bạn sẽ nhận được lợi nhuận là 20% từ khoản đầu tư đó cho đến khi khoản đầu tư này kết thúc. Khi đó, khoản lợi nhuận 20% chính là sự phản ánh rõ nét nhất của chỉ số IRR.
Ưu – Nhược điểm của IRR
Ưu điểm:
- Phương pháp tính IRR đơn giản, dễ tính toán mà không cần có sự can thiệp của giá tiền vốn. Kết quả biểu thị theo tỷ lệ % dễ dàng so sánh.
- IRR giúp xác định được giá trị thời gian mà dòng tiền mang lại.
- Cung cấp dữ liệu để so sánh giá trị của các dự án khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được dự án nào mang lại tiềm năng tốt nhất.
- IRR không yêu cầu tỷ lệ nhanh mà chỉ cần ước tính một cách sơ bộ nhằm giảm thiểu được công đoạn tính toán phức tạp mà vẫn đảm bảo không có sai sót về tỷ giá.
Nhược điểm:
- Cách tính IRR dù không phức tạp nhưng lại tốn nhiều thời gian.
- IRR không được tính toán dựa trên cơ sở giá tiền sử dụng vốn. Khi so sánh hai công ty dựa trên chỉ số IRR sẽ dẫn đến việc bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ).
- Chỉ số IRR không hoàn toàn mang lại kết quả tuyệt đối, tức là nó vẫn có thể tự động loại bỏ những cơ hội có lợi cho nhà đầu tư.
- IRR không thể sử dụng để xác định quy mô của các dự án khác nhau cũng như các chi phí tiềm ẩn trong tương lai có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Đánh giá tỷ lệ tái đầu tư bằng chỉ số IRR có thể mang lại kết quả không chính xác.
- Công thức tính IRR sẽ phức tạp nếu như chỉ số NPV có sự thay đổi nhiều lần.
So sánh giữa NPV và IRR
NPV và IRR là hai chỉ số phục vụ cho nhà đầu tư và ban lãnh đạo doanh nghiệp một cái nhìn rõ nét hơn về các dự án hoặc khoản đầu tư có thể mang lại nhiều giá trị nhất cho họ. Giữa NPV và IRR có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng bổ trợ cho nhau.
Bên cạnh đó, chỉ số IRR và NPV có các điểm khác biệt như sau:
- NPV cho ra kết quả là một số tiền cụ thể còn IRR lại cho ra kết quả ở dạng phần trăm. Do nếu, nếu đặt 2 chỉ số này lên bàn cân để so sánh thì người ta sẽ ưu tiên kết quả được thể hiện dưới dạng tiền hơn so với kết quả dưới dạng phần trăm.
- NPV được sử dụng cho việc đánh giá dự án trong một khoảng thời gian dài và yêu cầu nhiều các công cụ phân tích bổ trợ. Trong khi đó, IRR lại tập trung vào đánh giá trong từng khoảng thời gian ngắn và không cần quá nhiều công cụ bổ trợ.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp chi tiết cho bạn đọc về IRR là gì cũng như những kiến thức liên quan đến chỉ số IRR quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích và đánh giá dự án hoặc các khoản đầu tư của mình một cách chính xác nhất.