EBITDA là chỉ số phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp trước thuế, lãi vay và khấu hao. Đây là chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư trong quá trình thẩm định doanh nghiệp. Vậy chính xác Ebitda là gì? Cách tính Ebitda như thế nào? Chỉ số tài chính này có ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
EBITDA là chỉ số phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp trước thuế, lãi vay và khấu hao. Đây là chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư trong quá trình thẩm định doanh nghiệp. Vậy chính xác Ebitda là gì? Cách tính Ebitda như thế nào? Chỉ số tài chính này có ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Ebitda là gì?
EBITDA là viết tắt của cụm từ Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao. Trong đó:
- Depreciation là các khoản khấu hao của tài sản hữu hình như: thiết bị, máy móc, nhà xưởng…
- Amortization là khấu hao tài sản vô hình như bằng sáng chế, thương hiệu…
Ebitda là công cụ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua thu nhập ròng. Các nhà đầu tư có thể sử dụng EBITDA để so sánh mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng ngành, sau khi loại bỏ sự khác biệt về 3 yếu tố cấu trúc nợ, thuế thu nhập và khấu hao. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Công thức tính Ebitda
EBITDA được tính theo công thức dưới đây:
Cụ thể, chúng ta có thể tính Ebitda theo 3 cách sau đây:
- Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao
- Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
- Ebitda = Ebit + Khấu hao
Ví dụ về cách tính Ebitda:
Doanh nghiệp ABC có doanh thu là 100 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế là 30 triệu đồng, lãi vay là 20 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 20 triệu đồng, chi phí khấu hao là 10 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 10 triệu đồng. Những con số này được lấy từ báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi đó, Ebitda sẽ được tính như sau:
- Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao = 10 + 20 + 20 + 10 = 60 triệu đồng.
- Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao = 30 + 20 + 10 = 60 triệu đồng.
Ý nghĩa của Ebitda trong phân tích kinh doanh
Chỉ số Ebitda có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cụ thể như sau:
- Ebitda giúp cho người quản lý doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó có những phương án phù hợp để hoạt động kinh doanh phát triển theo đúng tiến độ đề ra.
- Ebitda giúp cho báo cáo tài chính của công ty “đẹp” hơn. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành công nghệ thông tin, sản xuất với khối lượng khấu hao lớn, kéo theo lợi nhuận ròng xuống mức thấp. Lúc này, chỉ số Ebitda sẽ là một yếu tố kéo những thông tin khác trên báo cáo tài chính ở mức độ cao hơn. Có như vậy thì doanh nghiệp mới thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trên thị trường.
- Ebitda cũng là công cụ tài chính hữu ích được sử dụng phổ biến trong các vụ mua bán/sáp nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ebitda giúp cho nhà đầu tư nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá được tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để từ đó đưa ra những sự lựa chọn đầu tư hợp lý.
- Ngoài ra, Ebitda còn được sử dụng để so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp khác nhau. Thông qua chỉ số Ebitda sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng của từng công ty để có quyết định đầu tư chính xác.
So sánh EBITDA và EBIT
EBITDA và EBIT là hai chỉ số có nhiều điểm giống nhau. Về cơ bản, mục đích của 2 chỉ số này đều là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên Ebit và Ebitda lại là hai chỉ số hoàn toàn khác biệt về ý nghĩa và công thức tính toán. Trong đó, Ebit có mối liên hệ chặt chẽ với Ebitda.
Tiêu chí | Ebit | Ebitda |
---|---|---|
Khái niệm | Ebit là thu nhập trước lãi vay và thuế. | Ebitda là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. |
Ý nghĩa | Ebit tập trung vào đánh giá lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được sau khi trừ đi các khoản phí, thuế. | Ebitda tập trung đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. |
Công thức tính | Ebit = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay | Ebitda = Ebit + Khấu hao |
Những trường hợp nên sử dụng EBITDA
Ebitda là chỉ số tài chính quan trọng. được sử dụng cho các đơn vị kinh doanh có tổng giá trị tài sản lớn, nhằm hạn chế khấu hao của các tài sản cố định. Thông thường, EBITDA sẽ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Ebitda được sử dụng để làm đẹp báo cáo tài chính cho những doanh nghiệp có giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn. Nhờ đó các doanh nghiệp mới có thể tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư.
- Ebitda dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành trong một khoảng thời gian dài. Điều này, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp mà mình đang quan tâm.
- Ebitda được sử dụng để tính toán mô hình định giá EV/Ebitda, Ebitda Margin, Nợ/Ebitda …hoặc dùng để thay thế cho các dòng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư
Chỉ số EBITDA được sử dụng để tính EBITDA Margin, tính chỉ số Nợ vay ròng/EBITDA và chỉ số EV/EBITDA.
1. Tính toán EBITDA Margin
Ebitda Margin là biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao. Chỉ số này được tính theo công thức sau:
Ebitda Margin = Ebitda / Doanh thu thuần
Ebitda Margin được sử dụng làm thước đo đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp có được duy trì ổn định hay không. Ngoài việc cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số này còn được dùng để đánh giá giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc so sánh doanh nghiệp qua các năm.
Nếu như Ebitda ở mức cao (trên 15% và duy trì được bền vững qua các năm) chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt và khả năng thanh toán dòng tiền ở những doanh nghiệp này sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng thấp.
2. Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA
Chỉ số nợ vay ròng/ Ebitda cho biết doanh nghiệp cần hoạt động trong thời gian bao lâu để có thể trả hết nợ với mức Ebitda hiện tại.
Nếu tỷ lệ này thấp (ở dưới mức 1 hoặc 2) thì doanh nghiệp đó không vay nợ quá mức hoặc có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ vay ròng/Ebitda cao (trên mức 4 hoặc 5) cho thấy doanh nghiệp đang gặp phải gánh nặng về nợ. Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành đầu tư.
Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng có sự khác nhau giữa các ngành, vì mỗi ngành sẽ có những yêu cầu khác nhau về vốn. Do đó, các nhà đầu tư chỉ nên sử dụng chỉ số này để so sánh giữa các doanh nghiêp trong cùng ngành.
3. Chỉ số EV/EBITDA
Chỉ số EV/EBITDA được sử dụng để định giá cổ phiếu và đánh giá tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp sau khi loại bỏ yếu tố vốn và nợ. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của những công ty có chỉ số EV/Ebitda thấp và tránh những doanh nghiệp có EV/Ebitda quá cao.
Một số hạn chế của chỉ số Ebitda
Chỉ số Ebitda có thể giúp doanh nghiệp làm đẹp các số liệu trên báo cáo tài chính, nhưng đây chính là một con dao hai lưỡi đối với nhà đầu tư. Những con số này hoàn toàn có thể chỉnh sửa và che đậy số liệu thực tế. Vì vậy, nếu nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số Ebitda thì rất dễ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.
Một số hạn chế khi sử dụng chỉ số Ebitda mà nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý như:
- Nhà đầu tư dễ lầm tưởng Ebitda thay thế cho dòng tiền
Ebitda loại bỏ chi phí khấu hao khiến nhiều nhà đầu tư lầm tưởng chỉ số này sẽ đại diện cho dòng tiền. Tuy nhiên, về bản chất Ebitda chỉ là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp chứ không phải thước đo dòng tiền của doanh nghiệp. Bởi vì, chỉ số này không tính đến sự thay đổi trong vốn lưu động, dòng tiền tài chính hay dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp.
- Ebitda có thể làm sai lệch chi phí lãi vay
Chỉ số Ebitda có thể làm sai lệch chi phí lãi vay, bởi nó không tính đến các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Trên thực tế, trong quá trình hoạt động các thiết bị, máy móc của doanh nghiệp sẽ bị hao mòn và cần phải sửa chữa, nâng cấp thường xuyên.
- Ebitda dễ khiến nhà đầu tư lầm tưởng về hiệu quả hoạt động
Ebitda loại bỏ nhiều yếu tố chi phí của doanh nghiệp nên sẽ cho ra một con số đẹp hơn rất nhiều so với EBIT hay lợi nhuận thuần. Điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp lợi dụng chỉ tiêu này để “đánh bóng” khả năng sinh lời khiến các nhà đầu tư lầm tưởng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.
- Chỉ số Ebitda khiến công ty rẻ hơn
Ebitda có thể khiến doanh nghiệp bị định giá rẻ hơn so với giá trị thực tế, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến Ebitda mà bỏ qua số liệu thu nhập thuần của doanh nghiệp.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về chỉ số Ebitda là gì, ý nghĩa và cách tính Ebitda. Hy vọng nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách vận dụng chỉ số Ebitda vào phân tích kinh doanh và đầu tư.