Margin call hay còn được gọi là lệnh ký quỹ – đây là một thông báo từ sàn giao dịch rằng bạn có thể bị thua lỗ hoặc tất cả các lệnh của bạn đang có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Margin call là điều mà không một trader nào mong muốn, nhưng nếu đã tham gia thị trường forex một thời gian chắc chắn bạn đã từng gặp phải viễn cảnh này. Vậy cụ thể, Margin call là gì? Khi nào tài khoản của bạn bị call margin và làm thế nào để phòng tránh? Tất cả sẽ được Tradervn giải đáp ngay sau đây!
Margin call hay còn được gọi là lệnh ký quỹ – đây là một thông báo từ sàn giao dịch rằng bạn có thể bị thua lỗ hoặc tất cả các lệnh của bạn đang có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Margin call là điều mà không một trader nào mong muốn, nhưng nếu đã tham gia thị trường forex một thời gian chắc chắn bạn đã từng gặp phải viễn cảnh này. Vậy cụ thể, Margin call là gì? Khi nào tài khoản của bạn bị call margin và làm thế nào để phòng tránh? Tất cả sẽ được Tradervn giải đáp ngay sau đây!
Margin call là gì?
Trước khi đến với khái niệm Margin call là gì, chúng ta hãy cùng hiểu qua về thuật ngữ Margin. Nói một cách dễ hiểu, Margin (ký quỹ) là số tiền tối thiểu cần thiết để mở lệnh giao dịch với khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần tùy thuộc vào mức đòn bẩy tài chính được cấp.
Ví dụ: Với mức đòn bẩy 1:100, bạn muốn đặt lệnh mua 20.000 EUR thì bạn chỉ cần bỏ ra số tiền ký quỹ là 200 EUR.
Margin call (hay còn gọi là lệnh gọi ký quỹ) là thông báo từ sàn môi giới kêu gọi bạn nạp thêm tiền để duy trì lệnh đang lỗ hoặc phải đóng tất cả các lệnh. Tùy từng sàn forex và loại tài khoản, các mức margin call sẽ khác nhau.
Các khái niệm liên quan đến Margin call
Để có thể quản lý vốn hiệu quả thì việc hiểu khái niệm margin call là gì chưa đủ, các trader cần tìm hiểu thêm các thuật ngữ forex khác như:
1. Balance là gì?
Đây là số dư ban đầu trong tài khoản của mỗi trader. Nếu bạn nạp vào 500 USD thì Balance của bạn là 500 USD. Balance cũng là số tiền tối đa mà bạn có thể mất. Tức là dù bạn có sử dụng Margin hay vay của sàn đi chăng nữa thì số tiền bạn mất tối đa chỉ là số tiền bạn nạp vào tài khoản thôi.
Và số dư này chỉ thay đổi khi bạn “bơm” thêm tiền vào tài khoản hoặc khi lệnh giao dịch của bạn được đóng. Ví dụ, sau khi bạn đóng một lệnh lỗ thì Balance của bạn sẽ bị trừ tiền. Ngược lại khi bạn kết thúc một lệnh lãi thì tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản của bạn.
2. Equity là gì?
Equity dịch theo nghĩa Tiếng Việt là số tiền ròng, đây là tài khoản ước tính sau khi đã cộng trừ lãi lỗ của giao dịch đang mở. Cụ thể:
Equity = Balance + Floating profit
Trong đó,
- Balance là tổng của số dư ban đầu
- Floating profit là tổng lợi nhuận/thua lỗ của các lệnh đang mở
Nếu đóng tất cả các vị thế mua bán, Equity chính là Balance
Giả sử, tài khoản ban đầu của bạn là 1000 EUR, tương đương với Balance = 1000 EUR. Nếu bạn chỉ giao dịch một lệnh mua trên thị trường và đang lãi 20 EUR, thì Equity lúc này của bạn bằng 1020 EUR ( 1000 + 20 = 1020 ). Nhưng nếu lệnh mua của bạn đóng và bạn được tổng lợi nhuận là 50 EUR thì khi đó, Equity = Balance = 1050 EUR.
3. Used Margin là gì?
Used Margin là số tiền ký quỹ đã sử dụng. Khi bạn thực hiện nhiều lệnh cùng một lúc, mỗi giao dịch sẽ quy định từng mức Margin riêng. Nếu bạn cộng tất cả mức ký quỹ bắt buộc trên của từng giao dịch lại, sẽ được tổng số tiền, đây cũng chính là số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Ví dụ: khi bạn đang thực hiện 2 lệnh giao dịch, lệnh thứ nhất có margin là 10 USD, lệnh thứ hai margin là 11 USD. Như vậy, used margin của bạn sẽ là 21 USD.
4. Free Margin là gì?
Free Margin là số tiền ký quỹ còn dư, dùng để mở thêm các lệnh giao dịch mới.
Free Margin = Equity – Used margin
Từ công thức suy ra, Equity tăng lên thì Free Margin cũng tăng theo, từ đó bạn có thêm cơ hội để mở các lệnh giao dịch khác nữa. Lưu ý, khi Free Margin chạm mức bé hơn hoặc bằng 0, bạn sẽ không được thực hiện thêm lệnh giao dịch nào nữa.
5. Margin level là gì?
Margin level, được gọi là mức ký quỹ, là thuật ngữ dùng để đo sức khỏe tài khoản của bạn có tốt hay không. Nếu sức khỏe tài khoản của bạn tốt, thì mức ký quỹ sẽ cao. Còn nếu bạn đang có nguy cơ cháy tài khoản, thì Margin Level sẽ càng ngày càng thấp.
Margin level = (Equity/ Used Margin) x 100%
Các broker khác nhau sẽ quy định margin level khác nhau, nhưng đa số các sàn giao dịch đều đặt tối thiểu mức này ở 100%. Tức là khi equity của bạn thấp hơn hoặc bằng used margin (số tiền ký quỹ đã sử dụng), thì bạn sẽ không thể mở thêm lệnh mới nữa. Điều này đảm bảo cho tài khoản của bạn có đủ khả năng để trả nợ cho sàn trong trường hợp giao dịch bị lỗ.
Ví dụ: Balance của bạn đang có 1000 EUR và bạn muốn vào một lệnh mua 0,01 lot EUR/JYP (tương ứng với 1.000 đơn vị). Đòn bẩy là 1 : 25 suy ra mức ký quỹ bắt buộc là 40 EUR. Áp dụng công thức trên, margin level = (1000/40) x 100% = 250%
Nếu mức ký quỹ bằng 100% hoặc ít hơn thì sàn môi giới sẽ không cho phép bạn mở thêm giao dịch. Nhưng trong trường hợp này margin level = 250% > 100%, đây là mức margin khá an toàn và bạn vẫn có thể mở thêm giao dịch nếu muốn.
Khi nào bị call Margin?
Nếu sàn môi giới và tài khoản của bạn yêu cầu mức Margin Level tối thiểu là 100, thì khi mức ký quỹ (Margin Level) giảm xuống thấp hơn hoặc bằng 100%, thì sàn sẽ thông báo cho nhà đầu tư.
Khi này bạn nên xem xét nạp thêm tiền ký quỹ để duy trì các lệnh đang mở hoặc đóng bớt lệnh hiện tại sao cho phù hợp với chiến lược đã đề ra.
Mối quan hệ giữa Margin call và Leverage
Margin call và Leverage có mối quan hệ vô cùng mật thiết và không thể tách rời. Leverage (đòn bẩy) càng cao thì yêu cầu Margin (ký quỹ) càng nhiều. Từ đó dẫn đến Used Margin cũng sẽ tăng.
Trong khi đó Margin level = (Equity/ Used margin) x 100%. Nên Used Margin tăng thì Margin level giảm đến khi chạm giới hạn Margin call thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo.
Chính bởi đòn bẩy và Margin call có mối quan hệ mật thiết nên khi sử dụng nhà đầu tư nên cân nhắc chọn mức đòn bẩy phù hợp. Tuyệt đối không nên sử dụng đòn bẩy quá lớn để tránh tình trạng cháy tài khoản.
Tài khoản bị Margin call sẽ như thế nào?
Nếu tài khoản bị Margin call, có hai khả năng sẽ xảy ra:
– Tất cả các lệnh giao dịch sẽ tự động đóng (stop out) để giảm số tiền ký quỹ đã sử dụng.
– Các trader phải nạp thêm tiền để duy trì lệnh đang lỗ.
Hai phương pháp trên đều có chung mục đích là tăng mức ký quỹ (margin level). Cụ thể,
- Stop out giúp làm giảm số tiền ký quỹ đã sử dụng (used margin), qua đó tăng margin level.
- Bơm thêm tiền vào tài khoản đồng nghĩa với việc tăng vốn thực có (equity).
Theo công thức, Margin level = (Equity/ Used margin) x 100%, từ đó dễ dàng nhận thấy equity tăng sẽ làm margin level tăng theo.
Cách phòng tránh call margin
Khi trading có sử dụng đòn bẩy, các trader bắt buộc phải nắm rõ cách tính số tiền ký quỹ cần thiết cho mỗi vị thế mở lệnh. Và việc tài khoản bị margin call là điều mà các trader luôn cố gắng phòng tránh. Dưới đây là một số phương pháp giúp tránh call margin, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn.
- Không chọn đòn bẩy quá cao
Khi chọn mức đòn bẩy quá cao, equity và margin level của bạn sẽ giảm vô cùng nhanh và margin call sớm muộn gì cũng xảy ra. Vậy nên, mức đòn bẩy hợp lý mà các trader sử dụng nên giao động trong khoảng 1: 50 đến 1 : 100.
- Hạn chế giao dịch với khối lượng lớn
Khi thực hiện một giao dịch, nhà đầu tư cần xác định rõ mức thua lỗ có thể chấp nhận chiếm bao nhiêu phần trăm vốn thực có của mình. Nếu đặt lệnh với mức volume quá lớn hoặc mở nhiều lệnh nhỏ khi đang lỗ, mức used margin của bạn sẽ tăng lên liên tục còn equity thì giảm đi nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khiến tài khoản của bạn bị margin call.
Tuy nhiên, giao dịch với khối lượng như thế nào còn tùy thuộc vào bạn là nhà đầu tư mạo hiểm hay an toàn. Dù vậy, bạn nên nhớ rằng lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Do đó, hãy chọn cho mình phương pháp giao dịch hợp lý sẽ tốt hơn là hành động theo trực giác làm volume giao dịch tăng mất kiểm soát.
Kết luận
Trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc chơi nào, điều kiện tiên quyết là các bạn cần nắm rõ luật của cuộc chơi đó. Do đó, muốn sử dụng đòn bẩy thành công khi tham gia forex, các trader không thể không biết Margin call là gì? Margin level là gì?… Cũng như mối quan hệ giữa margin và các chỉ số tài chính khác.
Hãy luôn nhớ kỹ châm ngôn của nhà đầu tư đại tài “ Không bao giờ để mất tiền”, điều này cũng đồng nghĩa với lời khuyên là đừng bao giờ để tài khoản của các bạn bị margin call. Chúc bạn may mắn!