Các chuyển động của thị trường tài chính rất phức tạp và không thể đoán trước được, và stop loss (hay còn gọi là lệnh cắt lỗ) là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ quá nhiều trong giao dịch forex. Vậy cụ thể, stop loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong forex như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các chuyển động của thị trường tài chính rất phức tạp và không thể đoán trước được, và stop loss (hay còn gọi là lệnh cắt lỗ) là công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ quá nhiều trong giao dịch forex. Vậy cụ thể, stop loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong forex như thế nào? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Stop loss là gì?
Nếu như Take profit là lệnh dùng để xác định điểm chốt lời, thì Stop loss là lệnh dừng lỗ tự động giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động ngược với xu hướng giao dịch ban đầu.
Ví dụ: Bạn bán cặp tiền tệ USD/EUR tại mức giá là 1.2560 và dự định đặt lệnh cắt lỗ cách điểm đặt lệnh khoảng 70 pip tại 1.2630 pip . Khi này nếu giá quay đầu tăng đến điểm đặt stoploss là 1.2630 thì lệnh của bạn sẽ tự động đóng ngay lập tức để giảm thua lỗ.
Ý nghĩa của Stop loss
Như đã nói, Stop loss có ý nghĩa rất quan trọng trong đầu tư. Một nhà đầu tư giỏi sẽ không bao giờ bỏ qua Stop loss trong mỗi giao dịch của mình. Bởi nó có rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán. Từ đó, hạn chế được tình trạng cháy tài khoản cho trader.
- Giúp các nhà đầu tư loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý. Trong một số trường hợp khi giá đi ngược lại xu hướng nhưng nhà đầu tư kỳ vọng giá đi lên để gỡ lại phần thua lỗ. Nhưng giá đi xuống sẽ khiến bạn càng thua lỗ nhiều hơn. Stoploss sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý này và tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đã đặt.
- Stop loss sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đặt trước. Từ đó giúp nhà đầu tư quản lý giao dịch, không phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ.
Cách tính stop loss trong forex
Để đầu tư giao dịch hiệu quả và tìm kiếm được lợi nhuận nhà đầu tư cần biết tính toán điểm đặt cắt lỗ sao cho hợp lý. Cụ thể, để tính Stop loss thì nhà đầu tư có thể làm như sau:
– Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá, mô hình nến… sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra điểm chốt lời, dừng lỗ hợp lý.
– Nếu nhà đầu tư giao dịch theo tin tức thì có thể dựa vào một trong 2 cách dưới đây:
- Dựa vào tổng số vốn hiện có: Bạn có thể tính stop loss bằng 1 – 2% tổng số vốn mình đang có. Đây là cách đặt cắt lỗ cơ bản nhất cho những trader chưa am hiểu về phân tích thị trường.
- Dựa vào biến động thị trường: Nếu thị trường biến động mạnh thì đặt kích thước stop loss lớn. Ngược lại, nếu thị trường yên ả thì bạn nên đặt Stop loss gần với điểm đặt lệnh. Để có thể xác định biến động thì bạn có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.
Cách đặt lệnh stop loss đúng cách
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua lệnh stop loss. Ngay từ việc xác định đúng vị trí đặt stop loss đã thể hiện được đẳng cấp và trình độ của nhà đầu tư. Để đặt lệnh stop loss đúng cách chúng ta thực hiện 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định vị thế giao dịch
- Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
- Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu tỷ lệ R:R vượt quá mức cho phép hãy thực hiện một giao dịch khác.
- Bước 4: Xác định khối lượng đặt lệnh
- Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên
Ví dụ:
- Bước 1: Xác định vị thế giao dịch
Theo biểu đồ trên ta thấy giá đang hình thành theo xu hướng tăng. Cặp tiền EUR/USD hình thành đáy và đỉnh sau cao hơn đáy và đỉnh trước. Đây là một kênh giá tăng.
Khi giá chạm vào kênh giá tạo nên một đáy mới sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Khi này chúng ta sẽ đặt lệnh buy tại điểm giá chạm vào.
- Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
– Chốt lời sẽ nằm ở đường xu hướng trên của kênh giá, cách điểm đặt lệnh là 440 pip.
– Cắt lỗ đặt dưới điểm đặt lệnh và dưới vùng đáy thứ 2 là 100 pip. Nếu giá giảm thấp hơn đáy này chứng tỏ kênh giá bị phá vỡ, như vậy quá trình xác định xu trên không còn giá trị.
- Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R có nằm trong phạm vi cho phép hay không
Tỷ lệ R:R hiện tại là 1 : 4,4. Đây là tỷ lệ giao dịch tốt.
- Bước 4: Xác định nếu rủi ro xảy ra nhà đầu tư sẽ mất bao nhiêu
Nếu giao dịch với 20.000$. Mỗi lệnh giao dịch nếu có rủi ro thì mức chấp nhận được là 1% tức là 200$. Nếu mua cặp tiền EUR/USD trên với stop loss là 100 pip thì chúng ta xác định khối lượng giao dịch bằng 0.2 lot
- Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên.
Theo các tính toán như trên chúng ta áp dụng vào ví dụ cặp tiền trên với lệnh mua 0.2 lot giá 1.0570. Lệnh cắt lỗ sẽ đặt tại 1.0470 (100 pip) và chốt lời tại 1.1010 với 440 pip.
Những sai lầm về stop loss cần tránh
Mặc dù là công cụ hiệu quả để có thể tránh rủi ro. Nhưng nếu mắc phải các sai lầm khi đặt lệnh này khiến nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Chẳng hạn như sau:
- Không đặt stop loss
Không đặt stop loss trong giao dịch thường xảy ra đối với hai loại nhà đầu tư. Một là không muốn đặt, không thèm quan tâm và để thị trường tự quét. Nếu thấy thua lỗ đã đủ thì tiến hành kết thúc lệnh bằng tay. Một dạng nữa là nhà đầu tư quá tự tin với phán đoán và có thể thực hiện cắt lệnh bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên ở đây, rủi ro trong giao dịch không thể nào lường được, nếu không đặt stop loss hợp lý thì tình trạng cháy tài khoản sẽ rất gần.
- Đặt lệnh stop loss quá gần
Đặt stop loss gần sẽ giúp nhà đầu hạn chế rủi ro. Tuy nhiên tình trạng dính stop loss cũng vì thế xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp giá vừa đóng do stop loss lại chuyển hướng ngược lại ngay sau đó làm nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng kể.
- Đặt stop loss quá xa
Ngược lại với trường hợp đầu tiên khi nhà đầu tư lại đặt stop loss quá xa. Trường hợp này sẽ khó dính stop loss tuy nhiên nếu dính thì cũng là thời điểm tài khoản bị thua lỗ quá nhiều.
- Dời và thả stop loss
Hành động này chẳng khác nào nhà đầu tư giao dịch nhưng không đặt stop loss ở trên. Nhiều nhà đầu tư mặc dù đã tính toán nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn, muốn tìm lợi nhuận khi thị trường xuống sâu hơn sẽ dời stop loss và thả luôn. Tuy nhiên, mấu chốt của thị trường forex, nhà đầu tư muốn thành công phải biết điểm dừng hợp lý.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về stop loss, hi vọng sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ stop loss là gì và cách đặt lệnh cắt lỗ sao cho hiệu quả nhất. Hãy luôn nhớ nếu muốn thành công trong forex bạn phải luôn đặt cắt lỗ để quản lý giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho mình nhé. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo top sàn forex tradervn mà dội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã phân tích và tổng hợp rất chi tiết để 1 phần nào đó giúp các trader thành công trong gioa dịch forex.