Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích thị trường forex được nhiều anh em trader ưa chuộng, bởi nó không cần phải sử dụng quá nhiều công cụ như phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, để phân tích hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, tài chính vi mô và vĩ mô… Vậy cụ thể, phân tích cơ bản là gì? Nó khác gì so với phương pháp phân tích kỹ thuật? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích thị trường forex được nhiều anh em trader ưa chuộng, bởi nó không cần phải sử dụng quá nhiều công cụ như phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, để phân tích hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, tài chính vi mô và vĩ mô… Vậy cụ thể, phân tích cơ bản là gì? Nó khác gì so với phương pháp phân tích kỹ thuật? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản trong thị trường tài chính nói chung là một phương pháp xác định giá trị nội tại của một loại tài sản, thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài như: kinh tế, xã hội, chính trị, tài chính… Từ đó, đưa ra dự báo xu hướng biến động của giá trong tương lai.
Mục đích của phân tích cơ bản chính là đánh giá xem tài sản đó đang bị định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại của nó hay không. Nếu cao hơn thì khả năng trong tương lai thị trường sẽ điều chỉnh giá giảm, còn nếu bị định giá thấp hơn thị trường sẽ điều chỉnh giá tăng để tài sản phản ánh đúng giá trị nội tại của nó.
Trong Forex, phân tích cơ bản thường xem xét các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc định giá đồng tiền của một đất nước. Nếu nó tốt, giá trị đồng tiền sẽ mạnh lên, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào quốc gia đó. Nhu cầu quy đổi tiền tệ để mua tài sản tại một quốc gia tăng lên cho thấy đồng tiền của quốc gia đó càng có giá trị.
Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Trong thị trường ngoại hối, có 2 trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để biết mình phù hợp với phương pháp phân tích nào mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dưới đây:
Tiêu chí | Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật |
---|---|---|
Công cụ phân tích | Sử dụng các dữ liệu kinh tế, chính trị, sự kiện chấn động trong phiên để phân tích giá. | Sử dụng biểu đồ nến, mô hình giá, chỉ báo để hỗ trợ phân tích |
Khung thời gian áp dụng | Dài hạn | Trung hạn và ngắn hạn |
Yêu cầu kỹ năng | Cần biết cách phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, tài chính… | Biết cách phân tích biểu đồ |
Mục tiêu | Xác định xu hướng sắp tới của thị trường là tăng hay giảm. | Tìm được điểm mua vào và bán ra hợp lý |
Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản
Thông thường, khi tham gia giao dịch forex các trader thường quan tâm đến các cặp tỷ giá chính (có chứa đồng đô la Mỹ). Do đó, khi phân tích cơ bản các nhà đầu tư cần phải phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá của các cặp tiền tệ này. Đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ, bởi USD chính là đồng tiền mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn đến các đồng tiền của những quốc gia khác.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá của các cặp tiền tệ trong forex. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này Tradervn sẽ tập trung vào phân tích 3 yếu tố chính có tác động lớn đến giá trị tiền tệ của một quốc gia, đó là:
1. Các yếu tố kinh tế
Tiền tệ của một quốc gia có giá trị hay không sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó có mạnh hay không. Nếu kinh tế của quốc gia đó phát triển mạnh thì đương nhiên giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ tăng cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia chúng ta sẽ xem xét các chỉ số như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp..
- Lãi suất
Lãi suất là chỉ số quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến giá cả của các loại tiền tệ đặc biệt là lãi suất chiết khấu. Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại sẽ lấy đó làm cơ sở để ấn định và điều chỉnh lãi suất cho các cá nhân, tổ chức.
Khi lãi suất tăng yêu cầu ngân hàng phải gia tăng tiền dự trữ. Như vậy số tiền cho vay sẽ giảm và lãi suất vay tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm, các ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Khi này các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô, kinh tế phát triển đẩy giá của đồng tiền nội tại tăng lên.
Tuy nhiên, trong dài hạn nếu cho vay nhiều chứng tỏ lượng tiền lưu thông trên thị trường nhiều sẽ dẫn đến lạm phát và đồng tiền sẽ mất giá. Nếu lãi suất tăng thì đồng nội tệ cũng sẽ tăng.
- Lạm phát
Lạm phát là tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát chính là do lượng tiền đang lưu thông quá nhiều nhiều. Khi này để cân bằng các ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát lãi suất để đồng tiền quốc gia đó có thể tăng giá.
Dựa vào chỉ số này trader có thể dự đoán được xu hướng tăng hay giảm của một đồng tiền nào đó. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng giao dịch Forex luôn đi theo cặp nên cần phải phân tích tổng thể cả 2 đồng tiền để đưa ra lựa chọn hợp lý.
- Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kém, không mở rộng và bị ngưng trệ… Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia và hiển nhiên giá nội tại cũng sẽ giảm. Ngược lại nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ các cơ sở sản xuất đang mở rộng quy mô, kinh tế của đất nước tốt nên giá của đồng nội tệ sẽ tăng.
- GDP – Tổng sản phẩm quốc nội
GDP là thước đo tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn cụ thể. Các nhà đầu tư có thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của GDP để xác định mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng GDP tăng chưa thể khẳng định được kinh tế của quốc gia tốt. Bởi nếu lượng hàng hóa sản xuất nhiều nhưng không thể tiêu thị thì hàng sẽ tồn động, tiền sẽ âm 1 chỗ, doanh nghiệp điêu đứng. Từ đó sẽ dẫn đến kinh tế bị trì trệ. Do vậy khi đánh giá, nhà đầu tư cần xem xét thêm 2 yếu tố là cung cầu.
2. Các yếu tố chính trị – xã hội
Các yếu tố chính trị của một quốc gia bao gồm: luật lệ, bộ máy quản lý, quân sự, biểu tình, đình công…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Một quốc gia có tình hình chính trị không tốt hay thường xuyên xảy ra các sự kiện xã hội mang tính tiêu cực như: biểu tình, bạo động, xung đột quân sự,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và làm suy yếu giá trị đồng nội tệ.
Ngoài ra, các sự kiện quan trọng như bầu cử cũng luôn được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Các yếu tố về chính trị thường có mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ nhẹ hơn so với các yếu tố về kinh tế, tuy nhiên nó vẫn quan trọng hơn trong dài hạn.
3. Các sự kiện bất ngờ
Các sự kiện bất ngờ như: thiên tai, bão lụt, sóng thần… cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng kinh tế của một đất nước, từ đó sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ.
Công cụ phân tích cơ bản trong Forex
Để phân tích cơ bản thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các nguồn thông tin có sẵn, bao gồm:
- Đối với các yếu tố kinh tế
Các chỉ số kinh tế như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp… các nhà đầu tư có thể theo dõi thông qua chính sách tiền tệ, bản công bố lãi suất của ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… Nếu muốn theo dõi các tin tức kinh tế, tài chính của Mỹ, nhà đầu tư có thể xem trên các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ như: Bloomberg, CNN, Fox News, CBS…
Trong forex, các đồng tiền được nhà đầu tư quan tâm nhất gồm: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, CHF, NZD. Do đó, nhà đầu tư có thể theo dõi các thông tin của NHTW các quốc giá đó qua: FED, ECB, BoE, BoJ, RBA, BoC, SNB và RBNZ.
- Đối với các yếu tố chính trị, xã hội:
Về vấn đề chính trị – xã hội, các nhà đầu tư có thể theo dõi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội, báo chí… để nắm bắt thông tin kịp thời.
- Lịch kinh tế
Đây là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Lịch kinh tế sẽ cung cấp thông tin về chỉ số kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm: thời gian, mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó…
Hiện nay hầu hết các sàn giao dịch đều có sẵn công cụ tích hợp các thông tin này chính là lịch kinh tế. Các nhà đầu tư chỉ cần cập nhật thông tin trên lịch kinh tế có thể nắm được dữ liệu quan trọng của một quốc gia. Từ đó chắt lọc các thông tin cần thiết để phục vụ công việc phân tích của mình.
Ưu – Nhược điểm của phương pháp phân tích cơ bản
Bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định, và phân tích cơ bản cũng không ngoại lệ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản forex, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích này.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ dự đoán các xu hướng dài hạn khá chính xác.
- Các tin tức tác quan trọng thường gây nên tác động mạnh đến giá. Nếu nhanh nhạy có thể nắm bắt thời cơ để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Hoặc cũng có thể phản ứng kịp thời để giảm thiểu các rủi ro.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với các chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc scalping.
- Không phù hợp với các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm.
- Phải dành nhiều thời gian đọc tin tức và nhanh nhạy với các thông tin
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về phân tích cơ bản là gì, ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản trong forex. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo top sàn forex tradervn.net mà chúng tôi đã phân tích và tổng hợp rất chi tiết. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp nhà đầu tư tìm ra phương pháp phân tích thị trường ngoại hối phù hợp với mình.