OBV (On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng có chức năng đo lường động lực của xu hướng, dựa vào mối tương quan sự di chuyển của giá và khối lượng. Tuy không phổ biến như các chỉ báo khác, nhưng để thành công trong giao dịch forex các bạn nhất định không được bỏ qua chỉ báo này. Vậy cụ thể, OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV như nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
OBV là gì?
Chỉ báo OBV tên đầy đủ là On Balance Volume hay chỉ báo khối lượng cân bằng. Đúng như cái tên của nó, đây là một loại chỉ báo forex về khối lượng, giúp trader có thể đo lường được sức mua và bán trên thị trường từ đó tìm ra điểm vào lệnh hợp lý.
Chỉ báo này hoạt động có tính lũy kế, tức là nếu phiên hôm nay mức giá tăng thì khối lượng sẽ được cộng thêm vào chỉ số OBV của ngày hôm sau và nếu mức giá của phiên hôm nay giảm thì khối lượng sẽ bị trừ vào giá trị OBV của ngày sau đó. Cứ như vậy OBV sẽ tạo thành các đường lên xuống giúp trader xác định được quá mua quá bán của thị trường.
Cách tính OBV
OBV được tích hợp sẵn trên nền tảng giao dịch MT4. Tuy nhiên, để hiểu rõ về bản chất của chỉ báo OBV thì nhà đầu tư vấn phải nắm được cách tính chỉ số này. Cụ thể như sau:
- Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại > giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV được tính theo công thức.
OBV hiện tại = OBV phiên trước + Khối lượng giao dịch hiện tại
- Khi giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại < giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV là
OBV hiện tại = OBV phiên trước – Khối lượng giao dịch hiện tại
- Nếu giá đóng cửa phiên hôm trước bằng giá đóng cửa phiên hôm nay thì:
Giá trị OBV trước = Giá trị OBV hiện tại
Ý nghĩa của chỉ báo OBV
Chỉ báo OBV là công cụ khá hiệu quả giúp nhà đầu tư tham gia giao dịch hiệu quả hơn. Vậy ý nghĩa cụ thể của chỉ báo này là gì? Sau đây là một số ý nghĩa của chỉ báo OBV khi giao dịch mà các trader cần biết:
- Chỉ số OBV có dấu hiệu tăng khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá nhỏ hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá. Chỉ số OBV tăng biểu hiện sức mua đang lớn hơn sức bán, từ đó giá sẽ có tiềm năng tăng.
- Ngược lại khi chỉ số OBV có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá lớn hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá. Chỉ số OBV giảm xuống biểu hiện sức mua đang yếu hơn sức bán, từ đó giá sẽ có tiềm năng giảm.
- Nếu OBV tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mức giá còn đi xuống. Điều này có nghĩa lực giảm giá đã dần yếu đi, giá sẽ có tiềm năng lớn tăng trở lại.
- Nếu OBV giảm nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mức giá còn đi lên, điều này có nghĩa lực tăng giá đã dần yếu đi, giá sẽ có tiềm năng lớn giảm trở lại.
Cách cài đặt OBV indicator
Nếu các bạn muốn cài đặt OBV Indicator trên nền tảng MT4, các bạn hãy tải phần mềm mt4 về máy sau đó làm theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Mở phần mềm MT4, vào mục Insert -> Chọn Indicators -> Volumes -> On Balance Volume.
- Bước 2: Cài đặt chỉ báo
– Ở mục Parameters
- Style: nơi bạn chọn màu sắc, độ dày của đường OBV.
– Ở mục Visualization
Đây là phần chứa toàn bộ khung thời gian mà bạn muốn chọn để phân tích. Hệ thống đã mặc định chọn toàn bộ khung thời gian để chèn chỉ báo cho các bạn. Nếu không muốn bạn có thể bỏ tích và lựa chọn khung thời gian cho riêng mình.
Cách sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của chỉ báo OBV, trong phần tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch Forex được nhiều trader giàu kinh nghiệm chia sẻ.
1. Sử dụng chỉ báo OBV để xác định sự tiếp tục của xu hướng
Cách sử dụng này dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và giá. Theo đó, khi mức giá đi lên, cùng với khối lượng giao dịch lớn, nghĩa là khối lượng mua trên thị trường đang rất lớn, giá sẽ có động lực tiếp tục tăng.
2. Sử dụng tín hiệu phân kỳ và tín hiệu hội tụ
- Tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá tăng nhưng chỉ số OBV lại giảm:
Khi giá đang trong chiều hướng đi lên, mà chỉ số OBV lại giảm, có nghĩa sức bán đang lớn hơn sức mua, lực tăng của giá đang yếu đi, khả năng cao giá sẽ đi ngược xu hướng và đảo chiều giảm.
- Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi giá giảm, nhưng chỉ số OBV lại tăng:
Chỉ số OBV tăng nghĩa là sức mua đang lớn hơn sức bán mà giá lại trong xu hướng giảm. Điều này cho thấy xu hướng giảm đang yếu đi và có khả năng cao đảo chiều tăng.
3. Thị trường đang phá vỡ những ngưỡng quan trọng
Khối lượng cũng giống như giá, khi tiến đến các vùng quan trọng, khối lượng cũng biến động rất lớn, đặc biệt là tại các vùng phá vỡ các ngưỡng quan trọng. Theo đó:
- Khi giá có dấu hiệu tăng sau một xu hướng giảm, nếu chỉ báo OBV liên tục vượt lên trên những vùng kháng cự, thì khả năng cao, thị trường sẽ đảo chiều và đi lên.
- Ngược lại, khi giá có dấu hiệu giảm sau một xu hướng tăng, nếu chỉ báo OBV liên tục đi xuống và phá vỡ những vùng hỗ trợ, thì khả năng cao, thị trường sẽ đảo chiều và đi xuống.
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên các bạn đã hiểu OBV là gì và cách sử dụng chỉ báo OBV như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Từ đó có thể áp dụng thành công chỉ báo này vào giao dịch và kiếm lợi nhuận cho mình. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo top sàn forex tradervn mà dội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã phân tích và tổng hợp rất chi tiết để 1 phần nào đó giúp các trader thành công trong giao dịch forex. Bạn hãy cố gắng thật nhiều và giao dịch demo thật nhiều trước khi bỏ tiền ra để vào lệnh nhé!