NAV là gì? Công thức tính chỉ số Net Asset Value

NAV là viết tắt của Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản thuần. Đây là chỉ số dùng để đánh giá giá trị tài sản của công ty có tương xứng với vẻ bề ngoài và giá trị tài sản thật bên trong hay không. Mời các bạn cùng Tradervn tìm hiểu xem NAV là gì và cách tính NAV qua bài viết này nhé.

NAV là viết tắt của Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản thuần. Đây là chỉ số dùng để đánh giá giá trị tài sản của công ty có tương xứng với vẻ bề ngoài và giá trị tài sản thật bên trong hay không. Mời các bạn cùng Tradervn tìm hiểu xem NAV là gì và cách tính NAV qua bài viết này nhé.

Net Asset Value – NAV là gì?

NAV viết tắt của cụm từ Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản thuần, bao gồm: vốn điều lệ, vốn được tạo ra từ lợi nhuận doanh nghiệp và vốn thu được từ phát hành cổ phiếu.

Net Asset Value là chỉ số quan trọng được nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị tài sản công ty có tương xứng với thông tin và định giá hiện tại hay không. Ví dụ như nếu công ty có vốn cổ đông thấp nhưng tài sản thể hiện ra bên ngoài cao thì đây rất có thể là vốn vay. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi mua chứng khoán. 

Net Asset Value là gì?

Mặc dù chỉ số NAV và giá cổ phiếu có nhiều điểm tương đồng, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

  • Giá cổ phiếu là giá thị trường mà bạn mua và bán cổ phiếu trên thị trường. Nó có thể cao hoặc thấp hơn so với giá trị NAV.
  • NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, nó phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của DN.

Cách tính NAV

Giá trị tài sản thuần NAV được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công thức tính như sau:

Trong đó:

  • Tài sản là giá trị của tất cả các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư hay tổng tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán.
  • Nợ phải trả là giá trị của tất cả các khoản nợ phải trả và chi phí quỹ (chẳng hạn như lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí hoạt động, phí kiểm toán, …) hay nợ phải trả của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán.

Ví dụ về cách tính NAV:

Công ty A có tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán năm 2020 là 10 tỷ đồng, nợ phải trả là 6 tỷ đồng, tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 1 triệu cổ phiếu. Như vậy, NAV được tính như sau:

NAV = (Tổng tài sản – Nợ)/ Tổng cổ phiếu đang lưu hành = (10.000.000.000 – 6.000.000.000)/ 1.000.000 = 400 đồng.

Như vậy, Công ty A có giá trị tài sản thuần trên mỗi cổ phiếu năm 2020 là 400 đồng.

Ý nghĩa của chỉ số NAV trong chứng khoán?

Chỉ số NAV hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư vào một cổ phiếu nào đó hay không, cụ thể như sau: 

  • Nếu NAV cao hơn mệnh giá cổ phiếu của công ty: Điều này cho thấy công ty đã có vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn này có được là từ lợi nhuận của công ty. Như vậy chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của công ty đó. 

  • Nếu NAV không đổi nhưng công ty tạo ra mức lợi nhuận cao: Nghĩa là công ty đó đang thu được mức lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Theo đó, giá cổ phiếu của công ty có tự tăng trưởng ổn định và nhà đầu tư cũng có thể mua vào cổ phiếu của công ty đó.
  • Nếu NAV không đổi nhưng công ty tạo ra mức lợi nhuận âm: Điều này cho thấy công ty đang làm ăn thua lỗ, số tiền vay nợ cao hơn NAV. Nhà đầu tư cần chú ý cân nhắc trước khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty này. Vì việc đầu tư này sẽ mang lại rủi ro rất lớn.

Cách tăng chỉ số NAV

Từ công thức tính NAV được đề cập ở trên, bạn có thể thấy được giá trị NAV chỉ tăng lên khi:  

  • Trường hợp 1: Giá trị của các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp tăng.
  • Trường hợp 2: Giảm các khoản chi phí quỹ (lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí hoạt động, phí kiểm toán…) hoặc nợ phải trả của doanh nghiệp giảm.

Để tăng giá trị cổ phiếu và thu hút đông đảo nhà đầu tư, doanh nghiệp cần tìm ra chiến lược tăng chỉ số NAV lên. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số tăng giá trị NAV hiệu quả theo các cách sau:

  • Cách 1: Doanh nghiệp thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ từ thị trường. Khi đó sẽ kích thích giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. 
  • Cách 2: Doanh nghiệp thực hiện trả cổ tức cao hơn mức 22% để thu hút thêm nhà đầu tư. 
  • Cách 3: Doanh nghiệp nên tiến hành hoán đổi một phần hoặc toàn bộ thành cổ phiếu mở. 

Kết luận

Thị trường chứng khoán tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không kém. Vì vậy, để thắng lợi trên cuộc chơi này, bạn phải dành thời gian nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Và NAV là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Hy vọng những thông tin Tradervn chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ NAV là gì, cách tính chỉ số NAV như thế nào.

Chúc bạn luôn có các chiến lược đầu tư đúng đắn và mang lại lợi nhuận cao.