ATR (Average True Range) là chỉ báo dùng để đo lường biên độ giá và biến động thị trường. Đây là một trong những công cụ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ khi tham gia thị trường forex. Vậy cụ thể, chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng các chuyên gia của Tradervn tìm hiểu về ATR Indicator qua bài viết dưới đây nhé.
ATR (Average True Range) là chỉ báo dùng để đo lường biên độ giá và biến động thị trường. Đây là một trong những công cụ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ khi tham gia thị trường forex. Vậy cụ thể, chỉ báo ATR là gì? Cách sử dụng chỉ báo ATR như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng các chuyên gia của Tradervn tìm hiểu về ATR Indicator qua bài viết dưới đây nhé.
Chỉ báo ATR là gì?
ATR là viết tắt của Average True Range, dịch theo nghĩa Tiếng Việt có nghĩa là “khoảng dao động trung bình thực tế”, cha đẻ của chỉ báo này là J. Welles Wilder Jr. Công cụ này ra đời vào năm 1978, với công dụng là dùng để đo lường biến động giá gây ra bởi các khoảng trống giá (GAP) hay các biến động giới hạn.
Chỉ báo ATR ban đầu được sử dụng cho thị trường hàng hóa nhưng đến nay đã được phát triển và sử dụng phổ biến trong thị trường forex và chứng khoán.
Ý nghĩa của chỉ báo ATR
Ban đầu chỉ báo ATR được đưa ra với mục đích làm sao có thể phản ánh chính xác dao động của mức giá hàng hóa. Đồng thời có thể giải thích cho sự chênh lệch mức giá của hàng hóa. Dựa vào biến động giá mà ATR đưa ra, người ta sẽ dễ dàng xác định được điểm chốt lời và cắt lỗ. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, dựa vào biến động giá trader cũng dễ dàng phán đoán được điểm vào lệnh và đóng lệnh phù hợp.
- Nếu ATR cao thường là kết quả của sự tăng giảm mạnh của thị trường trong thời gian ngắn hạn.
- Còn nếu chỉ báo ATR thấp, cho thấy thị trường không có nhiều biến động.
- Nếu thấy thị trường yên ả quá lâu chứng tỏ đang trong giai đoạn tích lũy để bắt đầu cho sự đảo chiều trong tương lai.
Cách tính chỉ báo ATR
Muốn tính được ATR thì trước tiên chúng ta phải xác định được vùng biên độ thực. Đây chính là vùng đỉnh/ đáy của giá trong thời điểm gần nhất. Khi này ta sẽ thực hiện 3 phép tính và lấy phép tính có giá trị cao nhất.
- Mức giá cao nhất thời điểm hiện tại – mức giá thấp nhất thời điểm hiện tại
- Mức giá cao nhất thời điểm hiện tại – giá đóng cửa thời điểm trước đó
- Mức giá thấp nhất thời điểm hiện tại – mức giá đóng cửa trước đó
Chú ý ở cả 3 trường hợp ta phải lấy giá trị tuyệt đối để kết quả là một số dương.
Sau khi tìm được giá trị lớn nhất của 3 phép tính trên. Gọi giá trị lớn nhất đó là TRi ta thay giá trị đó vào công thức tính ATR đầu tiên:
Trong đó:
- n =14
- TRi là giá trị lớn nhất trong vùng biên độ
Đối với ATR tiếp theo chúng ta sẽ dựa vào công thức:
ATR = [( ATR đầu tiên x 13) + TR hiện tại] / 14
ATR đã được tính sẵn trên nền tảng MT4 nên bạn cũng sẽ không phải mất nhiều thời gian tính toán các thông số này. Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm được cách tính từ đó sẽ hiểu hơn về bản chất của ATR.
Cách cài đặt chỉ báo Average True Range trên MT4
Để cài đặt chỉ báo ATR trên nền tảng MT4, trước tiên các bạn cần phải tải phần mềm về máy, sau đó làm theo các bước hướng dẫn bên dưới. Tuy nhiên, hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ Metatrader 4 là gì cũng như biết cách sử dụng nền tảng giao dịch này nhé.
- Bước 1: Mở nền tảng MT4 và chọn mục “Insert” => chọn “Indicators” => Oscillators = > Average True Range
- Bước 2: Khi này bạn sẽ điều chỉnh chu kỳ tại ô Period, màu sắc đường nét tại Style rồi nhấp OK.
Cách sử dụng chỉ báo ATR trong giao dịch forex
Ở những phần trên ta đã đi qua một số phần cơ bản của ATR. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả chỉ báo này thì bạn cần phải nắm được cách sử dụng. Cụ thể như thế nào thì ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
1. Sử dụng ATR để xác định điểm cắt lỗ
– Nếu ATR cao chứng tỏ giá sẽ còn biến động mạnh hơn nữa. Cho nên nhà đầu từ cần đặt điểm cắt lỗ xa hơn tránh để bị quét.
– Nếu ATR thấp thì giá sẽ biến động yếu nên trader cần đặt dừng lỗ gần lại.
2. Sử dụng ATR để xác định điểm chốt lời
– Nếu quan sát thấy ATR nằm ở nửa trên trong giao dịch thì bạn hãy đặt chốt lời lớn gấp đôi so với thông thường.
– Nếu thấy ATR nằm ở nửa dưới thì bạn phải cẩn thận, để tránh rủi ro thì nên nhắm vào mục tiêu tiềm năng thấp nhất của mẫu.
Dưới đây là hình ảnh minh họa, những vùng khoanh tròn màu vàng là những vùng có ATR cao đồng nghĩa với việc có giá biến động mạnh:
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết về chỉ báo Average True Range. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm chỉ báo ATR là gì, cách cài đặt và sử dụng chỉ báo ATR trong giao dịch forex. Chúc các bạn trader luôn gặt hái được thành công trên thị trường forex nhé!