Dow Jones là một trong những chỉ số quan trọng đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ. Bất cứ sự thay đổi nào về kinh tế, chính trị của nước Mỹ đều được phản ánh qua chỉ số này. Vậy chính xác, chỉ số Dow Jones là gì? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Dow Jones là một trong những chỉ số quan trọng đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ. Bất cứ sự thay đổi nào về kinh tế, chính trị của nước Mỹ đều được phản ánh qua chỉ số này. Vậy chính xác, chỉ số Dow Jones là gì? Hãy cùng Tradervn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số Dow Jones có tên gọi đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (viết tắt là DJIA, dowjone hay Dow30) được gọi là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Đây là chỉ số chứng khoán Mỹ, được cấu thành từ 30 công ty có vốn hóa lớn nhất và có tầm ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ. Dow Jones đại diện cho ¼ giá trị của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Danh sách 30 công ty cấu thành chỉ số DJIA đến từ các ngành công nghiệp khác nhau như: tài chính, công nghệ, giải trí, tiêu dùng, bán lẻ. Một số công ty có tỷ trọng lớn nhất trong DJIA như: General Electric, Apple Inc, United Health Group, Microsoft Corp, Johnson & Johnson, Coca-Cola, McDonald’s Corp, Boeing Co, Home Depot Inc…
30 công ty trong danh sách này không cố định, mà có thể thay đổi nếu cổ phiếu của công ty đó không còn đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn của một cổ phiếu Blue Chip trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số Dow Jones bao gồm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành trọng điểm là: Công nghiệp DJIA, Vận tải DJTA và Dịch vụ DJIA. Do đó, chỉ số này có vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường tài chính của Mỹ. Nếu chỉ số Dow Jones giảm thì chứng tỏ tình hình tài chính nước Mỹ đang bất ổn, thậm chí dẫn đến khủng hoảng. Ngược lại, nếu Dow Jones tăng đồng nghĩa với nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng.
Đối với Việt Nam, chỉ số Dow Jones được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi nó sẽ ảnh hưởng tới hành vi và tâm lý của họ. Khi chỉ số DJIA giảm nhanh chóng thì nhà đầu tư sẽ bi quan về tương lai của thị trường khiến họ muốn bán cổ phiếu ra ngoài, làm cho thị trường chứng khoán đi xuống thấp hơn. Ngược lại, khi chỉ số DJIA tăng, họ sẽ có niềm tin vào thị trường và sẽ mua vào các cổ phiếu – giúp cho thị trường chứng khoán tăng cao hơn.
Lịch sử ra đời của chỉ số Dow Jones
Chỉ số Dow Jone được thai nghén từ năm 1884. Đến năm 1896, chỉ số Dow Jones mới chính thức được công bố. Trong đó, công sức lớn để mang thuật ngữ này đến với công chúng thuộc về Charles Dow của Wall Street Journal và cộng sự của ông là Edward Jones. Chỉ số Dow Jones được lấy từ chính tên gọi của hai người.
Đầu tiên, chỉ số Dow Jones chỉ gồm 13 công ty nhưng đến năm 1928 đã có 30 công ty trong thành phần. Trong thế kỷ vừa qua, danh sách 30 cổ phiếu này luôn có sự thay đổi, duy chỉ có General Electric là trụ được từ lúc ban đầu cho đến nay.
Mức giá đóng cửa trung bình lần đầu tiên của chỉ số Dow Jones là 40.94$. Danh sách các công ty cấu thành nên chỉ số Dow Jones thay đổi nếu như cổ phiếu không còn đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn của một cổ phiếu blue chip trên thị trường.
Công thức tính chỉ số Dow Jones
Công thức chung để tính chỉ số Dow Jones được thể hiện như sau:
DJIA = ∑Pi /n
Trong đó:
- Pi: Giá của mỗi cổ phiếu
- n: Tổng số cổ phiếu được tính toán, trong trường hợp này thì n bằng 30.
Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác có liên quan đến nghiệp vụ vốn như tách gộp cổ phiếu, bán cổ phiếu… Do đó, để làm cho chỉ số chứng khoán có thể phản ánh đúng sự biến động của giá cả trên thị trường thì chúng ta sẽ có một công thức tính chỉ số Dow Jones khác như sau:
DJIA = ∑Pi /D
Trong đó:
- Pi: Giá của mỗi cổ phiếu
- D: Số chia. Số chia này sẽ liên tục thay đổi khi xảy ra bất kỳ một sự kiện nào liên quan đến nghiệp vụ vốn của các công ty.
Các chỉ số trong bộ chỉ số Dow Jones
Bên cạnh chỉ số bình quân công nghiệp còn có ba chỉ số khác trong bộ chỉ số Dow Jones là:
- Dow Jones Vận tải (Dow Jones Transportation Average – DJTA): Gồm 20 cổ phiếu của các công ty đại diện cho ngành vận tải đường sắt, đường thủy, hàng không. Chỉ số này được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York.
- Dow Jones dịch vụ công cộng (Dow Jones Utility Average – DJUA): Gồm 15 cổ phiếu của các công ty lớn nhất ngành khí đốt và điện ở Mỹ.
- Dow Jones hỗn hợp: Gồm 65 cổ phiếu của các công ty trong các chỉ số Dow jones Vận Tải, Dow Jones dịch vụ công cộng và Dow Jones.
Hiện nay, chỉ số Dow Jones được sử dụng phổ biến nhất vẫn là DJIA và nó cũng là thước đo chính thức của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Tầm quan trọng của chỉ số Dow Jones
Chỉ số Dow Jones có vai trò vô cùng quan trọng, bởi chỉ số này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình chứng khoán mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể như sau:
- Chỉ số Dow Jones được phát triển từ cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất Hoa Kỳ nên nó phản ánh được tình hình chứng khoán nói riêng và tình hình kinh tế nói chung. Hơn thế nữa, các công ty này lại được phân bổ thành nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng từ công nghệ, giải trí, thương mại, bán lẻ, tiêu dùng… nên nó phản ánh được một cách tổng quan nhất.
- Chỉ số Dow Jones sẽ thay đổi nếu như có sự tác động từ các yếu tố như kinh tế, chính trị, thiên tai, chiến tranh, lạm phát, GDP, xuất nhập khẩu. Chỉ số Dow Jones từ đó như một công cụ đo lường về “sức khỏe” của nền kinh tế, chính trị Hoa Kỳ.
- Nghiên cứu về chỉ số này sẽ giúp cho nhà đầu tư trên thế giới hình dung được một bức tranh tổng thể về nền kinh tế Hoa Kỳ. Từ đó, thiết lập cho mình những định hướng đối với thị trường chứng khoán và Forex.
Có nên đầu tư vào chỉ số Dow Jones không?
Nhà đầu tư sẽ nhận được gì khi đầu tư vào chỉ số Dow Jone? Dưới đây là những ưu điểm mà nhà đầu tư sẽ nhận được như sau:
- Được tiếp xúc với Hoa Kỳ – Một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới.
- Đầu tư vào Dow Jone là đầu tư vào danh sách 30 công ty blue chip lớn nhất trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Chỉ số Dow Jone là chỉ số chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới (hơn 120 năm tuổi).
- Nhà đầu tư có nhiều cơ hội tăng thêm lợi nhuận thụ động dưới dạng cổ tức và nhanh chóng hoàn thành được các mục tiêu tài chính.
- Nhà đầu tư có cơ hội đa dạng hóa danh mục tài sản (lên đến 500 cổ phiếu).
- Đầu tư vào chỉ số Dow Jone là bảo vệ vốn hiện có khỏi tình trạng lạm phát.
- Chỉ số Dow Jone có tính thanh khoản cao, do đó, nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận từ những giao dịch với chi phí thấp.
- Giới hạn giao dịch lên đến 24 giờ một ngày (thông qua hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng để hưởng chênh lệch).
Nhà đầu tư có thể đầu tư vào chỉ số Dow Jone thông qua các Hợp đồng quyền chọn mã DJX hoặc Hợp đồng tương lai E-mini Dow ($5) Futures, các quỹ hoán đổi danh mục ETF như Dow Diamonds hay các cổ phiếu trong danh sách được sử dụng để tính chỉ số này.
Đối với sàn forex, chỉ số Dow Jone được đưa vào danh mục sản phẩm được giao dịch đến nhà đầu tư. Tùy vào mỗi sàn mà chỉ số này được ký hiệu theo nhiều cách khác nhau, có thể là DJ30, Dow 30 hoặc US30…
Tầm ảnh hưởng của chỉ số Dow Jone là không thể phủ nhận được. Mặc dù hiện nay có rất nhiều chỉ số chứng khoán nổi tiếng khác như S&P500 (SPX), NASDAQ Composite (IXIC) hay Russell 2000 nhưng Dow Jones vẫn được xem là chỉ số tiêu chuẩn nhất đại diện cho nền kinh tế.
Do đó, các trader hoàn toàn có thể cân nhắc để đầu tư vào Dow Jones bởi sức ảnh hưởng và độ uy tín của nó trên thị trường.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về chỉ số Dow Jones là gì. Nếu như bạn là một nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán hay forex thì chỉ số Dow Jones đóng vai trò cực kỳ quan trọng cần được tìm hiểu đầu tiên để có thể kịp thời phản ứng trước những biến động của thị trường. Chúc các bạn thành công.