Kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ quan trọng trong thị trường forex. Vậy nên trong bài viết này, Tradervn sẽ cung cấp cho các bạn một công cụ tiềm năng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là điểm xoay pivot. Vậy cụ thể, Pivot point là gì? Tại sao điểm pivot lại được nhiều trader sử dụng? Phương pháp giao dịch với pivot point như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ quan trọng trong thị trường forex. Vậy nên trong bài viết này, Tradervn sẽ cung cấp cho các bạn một công cụ tiềm năng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là điểm xoay pivot. Vậy cụ thể, Pivot point là gì? Tại sao điểm pivot lại được nhiều trader sử dụng? Phương pháp giao dịch với pivot point như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Pivot point là gì?
Pivot point – PP (điểm xoay) là giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngay trước đó. Pivot point được sử dụng để xác định được mức kháng cự và hỗ trợ trong phiên hiện tại.
Theo các trader chuyên nghiệp, các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point chính là những vùng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Tuy nhiên, trên thực tế công cụ này không chỉ xác định điểm đảo chiều mà còn chỉ ra điểm mà giá sẽ tiếp tục theo xu hướng cũ.
Cấu tạo điểm xoay Pivot
Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy cấu tạo điểm xoay Pivot khá phức tạp nhưng các bộ phận của điểm xoay Pivot lại quen thuộc và rất dễ nhận biết. Theo đó, một điểm xoay Pivot bao gồm các bộ phận chính sau:
- Đường chính PP, còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc điểm trục.
- R1, R2, R3 lần lượt là ba đường kháng cự – Resistance (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự) nằm bên trên đường chính PP.
- S1, S2, S3 là ba đường hỗ trợ – Support (điểm xoay hỗ trợ) nằm bên dưới đường PP.
Nhìn vào hình trên, ta rút ra các nhận xét sau:
- Nếu giá đóng cửa nằm ở phần trên của cây nến thì đường chính PP (điểm xoay Pivot) cũng nằm ở phần trên cây nến.
- Ngược lại, giá đóng cửa nằm ở phần dưới của nến thì đường chính PP cũng nằm ở phần dưới của nến.
- Nếu giá đóng cửa nằm ở giữa mức giá cao nhất và giá thấp nhất thì đường chính PP sẽ trùng với mức giá đóng cửa.
Công thức tính Pivot Point
Nhưng đã nói ở trên thì điểm xoay Pivot point có rất nhiều thành phần khác nhau. Cách tính mỗi thành phần sẽ khác nhau như sau:
– Công thức tính điểm xoay PP
PP = (PHigh + PLow + PClose)/3
– Công thức tính 3 mức kháng cự
- R1 = (2 x PP) – PLow
- R2 = PP + (PHigh – PLow)
- R3 = PHigh + 2(PP – PLow)
– Công thức tính 3 mức hỗ trợ
- S1 = (2 x PP) – PHigh
- S2 = PP – (PHigh – PLow)
- S3 = PLow – 2(PHigh – PP)
Trong đó:
- PHigh: Giá cao nhất của khung thời gian trước đó.
- PLow: Giá thấp nhất của khung thời gian trước đó.
- PClose: Giá đóng cửa của khung thời gian trước đó.
- PP : Điểm xoay Pivot
Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?
Thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng Pivot point để giao dịch forex. Họ cho rằng điểm xoay Pivot là một công cụ cần thiết bởi nó có thể tìm ra điểm đảo chiều hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về lý do Pivot point được nhiều trader sử dụng chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những ưu điểm của công cụ này trong phần dưới đây:
Ưu điểm của Pivot point:
- Xác định các ngưỡng giá để tìm ra thời điểm vào và thoát lệnh tiềm năng. Theo đó nếu giá nằm trên đường PP cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Ngược lại đường giá nằm dưới điểm xoay PP cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
- Bản chất của Pivot point là xác định những đường hỗ trợ và kháng cự. Từ đó giúp các trader phát hiện điểm giá sẽ đảo chiều đảo chiều tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Hoặc tiếp diễn xu hướng ban đầu nếu giá bứt khỏi ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Pivot point là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp các trader phát hiện xu hướng chung của thị trường trong những khung thời gian khác nhau. Các khung thời gian này có thể là 1H, 4H, 1 ngày, 1 tuần hoặc thậm chí là 1 tháng. Cụ thể:
– Điểm Pivot của khung thời gian hàng ngày (daily pivot) sẽ phù hợp với các trader thích xu hướng lướt sóng hay giao dịch ngắn hạn.
– Trong khi, điểm Pivot hàng tuần lại giúp các nhà đầu tư phát hiện ra các mức hỗ trợ và kháng cự chính cho các vị thế lệnh dài hạn. Bởi các mức giá của Pivot point sẽ được cố định cho đến khi bắt đầu phiên giao dịch của tuần tiếp theo
Hạn chế của Povit:
Không một công cụ nào chỉ gồm toàn ưu điểm. Bên cạnh những lợi ích to lớn, Pivot point cũng ẩn chứa những hạn chế nhất định như sau:
- Khi giá cao nhất và giá thấp nhất của khung thời gian trước đó quá gần nhau, các tín hiệu phát ra sẽ thường là tín hiệu giả.
- Khi khoảng cách giữa giá cao nhất và thấp nhất của khung thời gian trước đó quá rộng, Pivot point thường không thể cho tín hiệu giá ở các khung thời gian sau.
- Rất khó để xác định điểm cắt lỗ khi mức chênh lệch giữa đường hỗ trợ và kháng cự biến đổi tương đối mạnh. Nếu sử dụng Pivot point để cắt lỗ sẽ không đảm bảo mức tỷ lệ chuẩn R:R (rủi ro : lợi nhuận).
Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4
Pivot point là chỉ báo được không được cài đặt mặc định trên nền tảng MT4. Do đó để mở được PP, đầu tiên các bạn cần tải Pivot point miễn phí trên hệ điều hành Google, Cốc Cốc,…
Sau khi đã tải PP về máy, các bạn giải nén tập tin và thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Mở MT4, chọn File => Open Data Folder => MQL4 => Indicators.
- Bước 2: Sao chép file Pivot point vừa tải về vào mục Indicator vừa mở.
- Bước 3: Chọn View => Navigator => tìm chỉ báo để kích hoạt
- Bước 4: Xác định vị trí chỉ báo Pivot Point vừa kích hoạt rồi nhấn đúp chuột vào tên chỉ báo. Sau đó chọn OK để tải chỉ báo PP lên đồ thị trên MT4.
Đến đây các bạn đã hoàn thành việc download và cài đặt điểm Pivot trên MT4. Tiếp theo các bạn chỉ cần theo dõi các đường chỉ báo và xác định các tín hiệu đóng mở lệnh phù hợp.
Cách giao dịch với Pivot
Phương pháp giao dịch với Pivot point được đánh giá là hiệu quả cao và khá đa dạng. Đó là những cách như thế nào thì mời bạn đọc tham khảo ngay trong phần dưới đây của chúng tôi.
1. Giao dịch trong range (phạm vi)
Đây là phương pháp giao dịch đơn giản nhất, theo đó các nhà đầu tư sẽ sử dụng điểm Pivot như một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thông thường.
Thực tế, pivot point là điểm mà giá đã chạm tới mức hỗ trợ và kháng cự nhưng sau đó lại đảo chiều quay ngược trở lại. Nếu càng nhiều lần giá dao động như vậy chứng tỏ mức retest càng mạnh và đây được coi là tín hiệu tốt để giao dịch.
- Khi giá di chuyển gần đến mức kháng cự, bạn vào lệnh SELL và đặt cắt lỗ ngay phía trên đường kháng cự.
- Khi giá tiến lại gần mức hỗ trợ, bạn vào lệnh BUY và đặt cắt lỗ ngay dưới mức hỗ trợ này.
2. Giao dịch theo điểm phá vỡ (breakout)
Từ hình minh họa trên, các bạn có thể tham khảo chiến lược giao dịch với điểm đột phá như sau:
- Đặt lệnh BUY khi giá vừa phá vỡ mức kháng cự R1, sau đó có thể đặt cắt lỗ tại vị trí ngay dưới R1.
- Sau khi phá vỡ mức kháng cự R3, thời điểm giá đảo chiều là cơ hội tốt để các nhà đầu tư vào lệnh SELL như trong hình.
Ngoài ra, các trader có thể dùng các mức kháng cự hoặc hỗ trợ của điểm pivot kế tiếp làm điểm take profit (chốt lời) cho giao dịch hiện tại.
Trường hợp giá sẽ break out qua tất cả các đường pivot là rất khó, trừ khi có một tin tức bất ngờ hoặc một sự kiện kinh tế-chính trị gây ảnh hưởng lớn xảy ra.
3. Giao dịch theo đường PP trung tâm
- Vào lệnh BUY nếu giá vượt qua đường PP và tiếp tục đi lên.
- Bạn vào lệnh SELL nếu giá giảm xuống cắt qua đường PP.
Chiến lược đơn giản nhưng đồng nghĩa cũng sẽ có rủi ro lớn. Tương tự như giao dịch breakout, nhiều khi bạn hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng nó lại quay đầu giảm xuống dưới.
Một số lưu ý khi sử dụng Pivot point
Pivot Point tuy xác định được mức kháng cự và hỗ trợ rất hiệu quả. Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, khi sử dụng nhà đầu tư cần nhớ những lưu ý như sau:
- Bất kể bạn đang giao dịch theo phương pháp nào, để tăng cao tỷ lệ thành công, các nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng Pivot point với các chỉ báo khác như chỉ báo RSI, volume, đường MACD,…
- Điểm xoay Pivot được đánh giá là hiệu quả hơn so với các chỉ báo khác trong việc theo dõi các mức giá xung quanh giá giao dịch nhằm giảm thiểu tối đa độ trễ của giá.
- Thực chất, 7 đường cấu tạo nên Pivot point có vai trò giống như các vùng kháng cự và hỗ trợ.
- Ngược lại với đường xu hướng (trendline), các mức điểm Pivot luôn giống nhau ở mọi khung thời gian trong một ngày, vì chỉ có 1 công thức tính toán chung. Tuy nhiên, những điểm Pivot này sẽ thay đổi khi sang ngày tiếp theo và nó luôn biến đổi theo từng ngày.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ Pivot Point là gì cũng như phương pháp giao dịch với Pivot trong giao dịch forex sao cho hiệu quả. Lưu ý, các bạn nên sử dụng kết hợp với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất chính xác cho quyết định đóng mở lệnh của mình.
Nếu là trader ít kinh nghiệm, tốt nhất bạn đừng nên giao dịch quá nhiều mà hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi muốn sử dụng một công cụ hay chỉ báo nào đó.