Mô hình chữ nhật (Rectangle) – Đặc điểm nhận dạng & cách giao dịch

“Trend is your friend” (xu hướng là bạn) là câu châm ngôn vô cùng nổi tiếng trong giới giao dịch tài chính. Lý do vì xu hướng giá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự đoán thị trường và tìm điểm vào lệnh hợp lý. Trong bài viết này, Tradervn sẽ giới thiệu đến bạn mô hình chủ nhật (Rectangle) – một trong những mô hình giá được các trader áp dụng thường xuyên trong quá trình giao dịch forex. 

“Trend is your friend” (xu hướng là bạn) là câu châm ngôn vô cùng nổi tiếng trong giới giao dịch tài chính. Lý do vì xu hướng giá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự đoán thị trường và tìm điểm vào lệnh hợp lý. Trong bài viết này, Tradervn sẽ giới thiệu đến bạn mô hình chủ nhật (Rectangle) – một trong những mô hình giá được các trader áp dụng thường xuyên trong quá trình giao dịch forex. 

Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật (tên tiếng Anh là Rectangle Pattern) là mô hình xuất hiện khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng nằm ngang song song với nhau. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự, còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Mô hình Rectangle cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo đối phương nhưng sức đẩy không đủ mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ, sau đó nó sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ.

Mô hình chữ nhật chỉ được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ.

>> Xem thêm: Mô hình tam giác

Các loại mô hình chữ nhật

Mô hình chủ nhật có 2 dạng phổ biến đó là: mô hình chữ nhật tăng và mô hình chữ nhật giảm. Đặc điểm của từng loại như sau:

1. Mô hình chữ nhật tăng dần

Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn hình chữ nhật là giá đang giằng co giữa bên mua và bên bán, thường diễn ra trong khoảng từ 1-2 tuần. Khi mô hình chữ nhật được tích lũy càng lâu thì khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) đã viết trong cuốn The Complete Resource for Financial Market Technicians khi nhận định về mô hình giá hình chữ nhật. Khi giá trong xu hướng tăng thì 68% nó sẽ bứt phá khỏi kháng cự và đi lên. 32% là khả năng nó sẽ phá vỡ kháng cự đi xuống.

2. Mô hình chữ nhật giảm dần

Ngược lại với mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Tức là khi thị trường đã kéo dài một xu hướng giảm giá đến vùng quá bán, nó sẽ bắt đầu chống lại và chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) để lấy đà cho xu hướng giảm tiếp theo của thị trường. 

Lúc này, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên đứng ngoài thị trường, không nên thực hiện giao dịch trong thời điểm này. Sau khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ, nó có thể retest lại đường trendline này một đến hai lần rồi mới tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể vào lệnh.

Cũng theo nhận định của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) thì khi giá trong xu hướng giảm thì khả năng bứt phá qua hỗ trợ và kháng cự đều là 50%.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Vì sau khi giá thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó có xu hướng quay lại kiểm tra đường hỗ trợ và đường kháng cự nên phương pháp giao dịch với mô hình này cũng đa dạng hơn. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:

– Cách 1. Vào lệnh khi giá vừa bứt ra khỏi mô hình

Trường hợp này bạn vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi hình chữ nhật. Cụ thể: 

  • Khi giá vừa phá vỡ khu vực kháng cự để đi lên, ta đặt một lệnh buy ngay tại điểm này.
  • Ngay khi giá xuyên qua đường hỗ trợ đi xuống, ta đặt một lệnh sell.

Lợi thế của việc giao dịch theo cách này là các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên mức lời thu được lại không quá cao.

– Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest 2 đường trendline

Khi giá bứt ra khỏi hình chữ nhật, sau đó quay lại retest đường kháng cự và hỗ trợ. Đây chính là thời điểm thích hợp để các trader tham gia vào thị trường. Để hình dung rõ hơn các bạn có thể tham khảo hình vẽ sau, điểm đặt lệnh trong trường hợp này là vị trí số 2.

Trái ngược với phương pháp 1, điểm vào lệnh theo cách này được cho là tốt hơn. Nhưng giao dịch với cách 2 có thể khiến trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu luôn.

– Đặt cắt lỗ chốt lời

Với cả hai cách trên, ta đều có chung phương pháp đặt cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit). 

  • Với lệnh buy, bạn có thể đặt cắt lỗ dưới đường kháng cự một vài pip, chốt lời tại điểm mà khoảng cách từ điểm đó đến điểm phá vỡ ít nhất bằng chiều rộng hình chữ nhật và cùng phía với hướng breakout khỏi mô hình.
  • Với lệnh sell bạn sẽ cắt lỗ trên đường hỗ trợ một chút là hợp lý. Chốt lời cũng được đặt tại điểm cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật và cùng phía với hướng breakout khỏi mô hình. 

Lưu ý: Khi giao dịch với mô hình Rectangle, các trader nên kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật như: các chỉ báo, mô hình nến đảo chiều… để đưa ra những nhận định chính xác.

Kết luận

Có thể nói, mô hình chữ nhật (Rectangle) được đánh giá là mẫu hình giá dễ nhận dạng và cũng dễ áp dụng vào giao dịch thực tế nhất. Tuy đơn giản nhưng mô hình này vẫn đem lại mức sinh lời khá cao cho các nhà đầu tư. Để thành công trong forex, các bạn hãy dành thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường thật kỹ. Hãy kiên nhẫn và theo sát chiến lược của bạn đến cùng, “quả ngọt” sẽ đến với bạn ngay sau đó.